Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu rau quả: Tăng trưởng ngoạn mục, song vẫn nhiều trăn trở

Thứ tư - 18/10/2017 09:12
- 9 tháng qua, xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm nông, thủy sản, đạt 2,67 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết.
70% rau quả xuất khẩu của Việt Nam hướng đến Trung Quốc
Theo Bộ Công Thương, rau quả là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm nông, thủy sản. Mặt hàng này có mức tăng trưởng ngang bằng với cà phê và vượt xa các ngành hàng chủ lực khác, như: gạo, cao su, chè, hạt điều... Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,67 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ.
Đến nay, hoa quả Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường có yêu cầu chất lượng cao, như: Mỹ (đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng, ruột đỏ, chôm chôm, nhãn, vải); Nhật Bản (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), Hàn Quốc (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), New Zealand (xoài, thanh long ruột trắng và đỏ), Úc (vải, xoài)…

Xuất khẩu rau quả cần đáp ứng nhiều điều kiện để "chinh phục" những thị trường "khó tính"
Tuy nhiên, cũng theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng tăng. Năm 2016 đạt 1,739 tỷ USD, chiếm trên 70,7% tổng số kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đến 9 tháng đầu năm 2017 đạt trên 1,787 tỷ USD, chiếm 71,7% cao hơn tỷ trọng của năm 2016. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức 2,6 tỷ USD trong cả năm 2017.
Trong báo cáo kinh tế quý III/2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Trung Quốc là thị trường đang nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất của Việt Nam, trong đó, đáng chú ý là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Cụ thể, đối với rau quả, lượng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng ở mức 60% (tính theo năm) trong 3 quý đầu năm; đồng thời, hơn 70% lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian qua đều hướng đến thị trường Trung Quốc.
Theo các chuyên gia của VEPR đánh giá, thực tế này cho thấy, mức độ phụ thuộc rất lớn của xuất khẩu vào thị trường này. Đây là thị trường rất lớn, bên cạnh đó lại rất gần về mặt địa lý đối với Việt Nam, vì vậy rất thuận lợi cho việc xuất khẩu của ta, đặc biệt là với đặc thù của các mặt hàng như nông sản.
Cần đảm bảo chất lượng để mở rộng và chinh phục những thị trường khó tính
Để rau quả Việt đứng vững chân và phát triển thị phần trong các thị trường khó tính, như: Mỹ, EU, Úc, Newzeland... không phải đơn giản. Đơn cử như với thị trường EU, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trong 9 tháng 2017, xuất khẩu rau quả vào EU chưa đạt được tăng trưởng đáng kể, mới chỉ đạt kim ngạch 100 triệu USD, trong khi xuất khẩu của toàn ngành tăng rất cao.
Lý giải cho hiện tượng này, tại Hội thảo Tại hội thảo “Duy trì và mở rộng thị trường rau quả tươi xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU” do Mutrap phối hợp với SPS tổ chức ngày 09/10/2017, ông Ruggero Malossi, chuyên gia quốc tế dự án EU – Mutrap thông tin, các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào EU phải đáp ứng nhiều yêu cầu, đơn giản như về chất lượng đóng gói cũng cần phải giải quyết để cạnh tranh trên thị trường châu Âu. Chỉ với việc thỏa mãn các hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật có trên rau quả cũng đã là vấn đề. Vả lại, người tiêu dùng EU lại rất khó tính về việc tiêu dùng thực phẩm. 
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến nghị yếu tố cốt lõi vẫn phải là gia tăng chất lượng sản phẩm và công tác xúc tiến thương mại cho rau quả Việt, đặc biệt là cập nhật kịp thời các thông tin nhu cầu và tiêu chuẩn về sản phẩm nhập khẩu của từng thị trường. 
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và nắm vững các thông tin để xuất khẩu vào các thị trường được thuận lợi. Ngay như vật liệu đóng gói hàng nhập vào thị trường này cũng phải tuân thủ các quy chuẩn của EU về độ an toàn của các vật dụng nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt, sức khoẻ của người dân.

Ngoài ra, để việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào các thị trường được thuận lợi chính là việc phải tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo ý kiến của các hợp tác xã nông nghiệp, khi nông dân Việt Nam chủ yếu là các hộ nhỏ lẻ nên việc triển khai kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm là không dễ. Người dân lại không có nhiều kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường. Việc tiếp cận các thông tin không phải ai cũng thực hiện được.
Dẫn lời ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam trên Báo điện tử VnEconomy khuyến nghị, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất để đảm bảo nguyên liệu đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất là có quy hoạch các vùng sản xuất Vietgap và áp dụng thao tác bọc trái, quản lý vùng sản xuất theo mã số như cách thức và kinh nghiệm đã làm trong chương trình tiền chứng nhận trái cây tươi xuất khẩu sang Mỹ. Còn, những sản phẩm trái cây và rau củ chế biến cần nghĩ tới chuyện làm phong phú mặt hàng hơn, song song là tăng cường quảng bá.
Theo ông Đàm Quốc Trụ, chuyên gia tư vấn của Mutrap, Bộ Công Thương trên Báo điện tử VOV, cần nghiên cứu và đề xuất các thị trường tiềm năng; xây dựng chiến lược mở cửa thị trường phù hợp đã có điều kiện vận chuyển thuận lợi và các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh có thể khai thác. Từ đó, quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung.
Cần nghiên cứu chính sách đầu tư công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật, công nghệ bảo quản, chế biến sâu đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu. Đồng thời, nên tính tới chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhằm có đủ năng lực cạnh tranh./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://www.vinafruit.com/web/index.php?option=com_contentlist&cat=3&subcat=3
http://vneconomy.vn/thi-truong/day-manh-xuat-khau-rau-qua-tuoi-vao-eu-20171010012950779.htm
http://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-rau-qua-viet-lap-ky-luc-moi-chuyen-gia-noi-gi-682382.vov
Lê Vân
http://kinhtevadubao.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm341
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại233,580
  • Tổng lượt truy cập85,140,616
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây