Học tập đạo đức HCM

Tới lượt Mỹ từ chối tôm cá đánh bắt bất hợp pháp, DN Việt lúng túng

Thứ ba - 17/10/2017 02:58
Từ đầu năm tới, thủy hải sản bất hợp pháp khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị từ chối, theo quy định của Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP).

Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Việt Nam chỉ còn hơn 2 tháng nữa để chuẩn bị, trong khi rất nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ những yêu cầu, quy định của chương trình này.

Mới đây, tại hội thảo về SIMP do Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) tổ chức, bà Heather Brandon - chuyên gia của NOAA cho biết, nội dung chủ yếu của SIMP là đưa ra các yêu cầu đối với việc cấp phép, báo cáo và ghi chép số liệu cho việc nhập khẩu một số sản phẩm cá và hải sản nằm trong danh sách ưu tiên và được xác định là dễ bị ảnh hưởng bởi đánh bất bất hợp pháp IUU hoặc gian lận hải sản.

 toi luot my tu choi tom ca danh bat bat hop phap, dn viet lung tung hinh anh 1

Từ đầu năm tới, hải sản đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo... sẽ bị Mỹ từ chối nhập khẩu ​​​​

Có 2 loại thông tin truy xuất nguồn gốc mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Đó là thông tin thu hoạch và cập bờ phải được báo cáo qua hệ thống điện tử vào thời điểm nhập khẩu thông qua Hệ thống số liệu thương mại quốc tế. Đồng thời, hồ sơ lưu về chuỗi lưu giữ, các tài liệu theo dõi sản phẩm từ khi thu hoạch đến thời điểm được đưa vào Hoa Kỳ phải được nhà nhập khẩu lưu giữ trong thời hạn 2 năm và cơ quan kiểm toán có thể yêu cầu trình xuất. 

Mỹ hiện là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới hiện nay, ước tính quy mô thị trường thủy hải sản của thị trường này trị giá khoảng 96 tỷ USD. Hàng năm, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào Mỹ đạt khoảng 1,5 tỷ USD, riêng các mặt hàng hải sản là 350 - 400 triệu USD.

Ông Michael Abbey - đại diện của NOAA thông tin thêm, những nội dung thông tin trên doanh nghiệp phải khai báo trước khi thông quan. Trường hợp cung cấp đầy đủ thì sẽ được thông quan, tuy nhiên khi hàng đã thông quan rồi nhưng NOAA nghi ngờ có gian lận thì sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra cụ thể các lô hàng.

Như vậy, sau EU, Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy hải sản thứ hai trên thế giới áp dụng chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu, nhằm chống lại khai thác IUU.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Chủ tịch Ủy ban hải sản của VASEP, phân tích: Khác với quy định về chống IUU của EU, chương trình SIMP của Mỹ chỉ áp dụng đối với các nhà nhập khẩu Mỹ. Tuy nhiên, các yêu cầu này vẫn phải xuất phát từ các nhà xuất khẩu, trong trường hợp có sự cố, chắc chắn sẽ tác động đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường này.

Bà Sắc cho rằng, hệ thống tàu thuyền khai thác thủy hải sản hiện nay ở Việt Nam chủ yếu có công suất nhỏ nên rất khó tập hợp, lấy thông tin cũng như báo cáo. Trong khi đó, thời gian để chuẩn bị đáp ứng của quy định của SIMP không nhiều. Chưa kể là hệ thống báo cáo theo yêu cầu của Mỹ lại khá mới, nhiều và chi tiết hơn. Do vậy, nhiều khả năng doanh số xuất khẩu hải sản của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ sẽ bị sụt giảm khi SIMP có hiệu lực.

Nhiều doanh nghiệp cũng lo lắng, với khối lượng công việc rất lớn trong SIMP, liên đới từ tàu thuyền, nhà xưởng cho đến các cơ quan Nhà nước thì việc chỉ còn hơn 2 tháng nữa để thực hiện sẽ gây nhiều áp lực cho doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp chỉ chế biến liên quan đến một loài thủy hải sản thì không sao nhưng trên thực tế có nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhiều loài cùng lúc thì khi thực hiện sẽ rất khó khăn.

Chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu vào Mỹ được NOAA đưa ra quy định cuối cùng vào ngày 9.12.2016. Đây là giai đoạn đầu tiên của chương trình truy xuất nguồn gốc dựa trên các rủi ro, yêu cầu nhà nhập khẩu phải thu thập để cung cấp và báo cáo các dữ liệu quan trọng từ khi khai thác đến khi đưa vào thị trường Mỹ.

Theo đó, kể từ ngày 1.1.2018, Mỹ sẽ tăng cường giám sát việc khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thủy hải sản, bao gồm cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá mú, cá nục, cua, tôm, bào ngư, hải sâm, cá tuyết nhập khẩu vào nước này. Riêng bào ngư và tôm sẽ được áp dụng sau. Đây là các loài hải sản ưu tiên của SIMP nhằm chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và gian lận thương mại thủy sản.

Đại diện NOAA cho rằng, các quy định của SIMP được thiết lập không phải là tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp hay ảnh hưởng đến hoạt động giao thương giữa Mỹ với các nước mà mục đích chính là chống đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp và gian lận thương mại.

Theo Thuận Hải (danviet.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,062
  • Tổng lượt truy cập85,137,098
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây