Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Tháo gỡ khó khăn hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch trong bối cảnh dịch Covid-19

Thứ bảy - 14/08/2021 04:47
Bưởi Phúc Trạch thuộc top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, là quả ngon Đông Dương được Châu Âu bảo hộ thương hiệu, là đối tượng cây trồng kinh tế chủ lực của vùng đồi núi huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nhiều năm qua tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tăng diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng, năng lực cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh bưởi Phúc Trạch.

Với sự nỗ lực của lãnh đạo, các cơ cơ sản xuất kinh doanh, năm 2021 diện tích bưởi Phúc Trạch tại 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý trên địa bàn huyện Hương Khê đạt 2.593 ha, trong đó có 1.777 ha cho thu hoạch, có 1.206 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 21.763 tấn. Bưởi đã được bày bán tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước và tạo được niềm tin của người tiêu dùng.

buoi htinh nho

Năm 2021 diện tích bưởi Phúc Trạch tại 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý trên địa bàn huyện Hương Khê đạt 2.593ha

 

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, các kênh bán hàng truyền thống bị ảnh hưởng. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 thị trường tiêu thụ bưởi Phúc Trạch lớn nhất đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Vụ thu hoạch bưởi Phúc Trạch ngắn chỉ từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch, là khoảng thời gian Hà Tĩnh thường gặp liên tiếp một số cơn bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng diện rộng. Trước những khó khăn đó và từ thành quả tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Hà Tĩnh quyết tâm, tin tưởng đưa bưởi Phúc Trạch lên sàn TMĐT.

Hơn 1 tháng qua, theo sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch tỉnh - Đặng Ngọc Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp tích cực và trách nhiệm cùng với Công ty Cổ phần iCheck hỗ trợ người dân gấp rút thực hiện công tác chuyển đổi số, hoàn thành Cổng thông tin “buoiphuctrach.gov.vn” để phục vụ công tác đưa bưởi lên sàn TMĐT. Cổng thông tin hỗ trợ truy xuất nguồn gốc theo chuẩn quốc gia và chuẩn GS1, bằng việc quét mã truy xuất nguồn gốc gắn trên sản phẩm, có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về nhà vườn, điều kiện canh tác, thông tin chi tiết của sản phẩm, giúp người sản xuất chứng minh chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay, cổng thông tin có 162 tài khoản DN/HTX/THT và 2773 tài khoản thành viên. Đây là các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh bưởi Phúc Trạch và cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tạo môi trường quảng bá, kết nối cung cầu. Trong đó diện tích được số hóa đạt 1.003 ha với 8.926 tấn sản phẩm.

Ngày 6/8/2021 đồng chí Đặng Ngọc Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến “Bàn giải pháp tiêu thụ bưởi Phúc Trạch”.

Tại cuộc họp các đại biểu tham gia đã trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong công tác tiêu thụ bưởi Phúc Trạch trong thời gian tới. Ý kiến của các cơ sở sản xuất, kinh doanh bưởi tiêu biểu của tỉnh như HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng, Công ty TNHH Vườn ươm Việt, HTX nông nghiệp CHOA, Công ty TNHH Tân Thanh Phong, HTX PHát Lộc, THT thôn Thượng Hải xã Gia Phố… đều cho rằng khó khăn hiện nay trong công tác tiêu thụ bưởi Phúc Trạch là: Phương tiện vận chuyển chưa được cấp thẻ xanh nên không được lưu thông vào vùng dịch. Để đưa Bưởi Phúc Trạch vào các hệ thống siêu thị, thị trường lớn thì bưởi phải được sản xuất theo đúng quy trình và có tem nhãn đầy đủ. Chất lượng sản phẩm bưởi Phúc Trạch tính đồng đều chưa cao về độ ngọt, mẫu mã, màu sắc,... Số lượng khách hàng giảm do dịch bệnh covid. Một số nhà vườn bị ảnh hưởng tâm lý trước dịch covid nên đã bán bưởi cho các thương lái với giá rẻ và khi bưởi chưa đủ độ chín. Các thương lái lợi dụng thương hiệu bưởi Phúc Trạch để tiêu thụ các hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Sản lượng thu hoạch lớn trong thời gian ngắn nhưng không có kho bảo quản và nhà máy chế biến sản phẩm từ bưởi như mứt bưởi, rượu bưởi, tinh dầu bưởi... Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh bưởi cũng lo ngại rằng sau những vụ thu hoạch nếu người sản xuất tiêu thụ khó khăn thì các hộ dân, nhất là các hộ sản xuất nhỏ lẻ sẽ bỏ vườn, không chăm sóc hoặc chăm sóc không đúng quy trình, gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và sản lượng ở các vụ sau.

 

Trước những khó khăn đó, đồng chí Đặng Ngọc Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh giao huyện Hương Khê đánh giá chính xác sản lượng, chất lượng bưởi Phúc Trạch thu hoạch vụ mùa năm 2021 để có kế hoạch và phương án hỗ trợ tiêu thụ một cách hiệu quả nhất; phát huy vai trò thương lái, không để thương lái lợi dụng dịch bệnh ép giá nhà vườn; kiểm soát tốt công tác cấp, sử dụng tem nhãn tránh để các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu bưởi Phúc Trạch; phối hợp với các sở ngành, địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về kho bãi, thu gom, đóng gói, chốt đơn, vận chuyển,... phục vụ công tác tiêu thụ bưởi tốt nhất cho bà con nhưng phải đảm bảo an toàn dịch bệnh. Giao Sở Công thương chủ trì lựa chọn và chuẩn hóa một số cơ sở sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch tiêu biểu có đủ điều kiện để làm đầu mối đưa bưởi Phúc Trạch lên sàn TMĐT. Phối hợp với Bộ Công thương, Trung ương đoàn thanh niên, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, công ty CP iCheck, các sàn TMĐT, Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê và các sở ngành, đơn vị liên quan để xây dựng gian hàng bưởi Phúc Trạch trên các sàn TMĐT như Voso, Sendo, Postmart, Hatiplaza và tổ chức livetream số đặc biệt để quảng cáo sản phẩm bưởi Phúc Trạch, dự kiến tổ chức vào ngày 25/8/2021 với 7-10 điểm cầu tại các thành phố và tỉnh trong nước.

Trong tình hình dịch bệnh, sàn thương mại điện tử là “cầu nối” để quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn; giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận được thị trường mới cả trong và ngoài nước; tối ưu lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh; sản phẩm được đáp ứng tới toàn dân; khách hàng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, quản lý tốt thông tin dịch vụ, đồng thời góp phần tạo thói quen tiêu dùng trên sàn TMĐT. Hà Tĩnh quyết tâm, tin tưởng đưa bưởi Phúc Trạch là giải pháp đúng đắn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho bà con và bước lên chuyến tàu “Chuyển đổi số” trong thời kỳ công nghệ số 4.0 để tối ưu quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý tạo tính chủ động, ổn định và lợi nhuận cao nhất cho các bên cùng tham gia./.

Theo Kim Thịnh/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay25,147
  • Tháng hiện tại292,770
  • Tổng lượt truy cập92,670,434
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây