Học tập đạo đức HCM

Tìm hướng đi mới cho vải thiều ‘mùa COVID’

Thứ năm - 23/04/2020 21:58
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ vải thiều, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát, hoặc khi dịch bệnh ngày càng phức tạp.
Ảnh minh họa
Năm nay, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang là trên 28.100 ha, sản lượng dự kiến khoảng 160.000 tấn, trong đó, vải sớm khoảng 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn và vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.

Thời gian qua, Bắc Giang đã mở rộng diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP lên 14.300 ha, GlobalGAP lên 80 ha. Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng có 200 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện vải đang trong giai đoạn đậu quả với tỷ lệ đậu cao, chất lượng vải thiều năm nay dự kiến cũng rất tốt. Vải sớm thu hoạch từ 20/5-5/6, vải chính vụ thu hoạch từ 10/6.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ vải thiều, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang Trần Quang Tấn cho TTXVN biết, đơn vị đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát, hoặc khi dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Theo đó, thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là những thị trường chính. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục, giá vải và sản lượng xuất khẩu dự kiến giảm, Bắc Giang đẩy mạnh các biện pháp sơ chế, chế biến và bảo quản quả vải như sấy khô, ép nước… đồng thời, thực hiện xúc tiến trực tuyến.

Tỉnh cũng đã liên hệ sớm hơn với các đầu mối Trung Quốc để có phương án tiêu thụ phù hợp.

Đối với thị trường trong nước, Bắc Giang tiếp tục chú trọng đưa vải thiều vào hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối và thị trường phía Nam.

Năm 2019, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ của Bắc Giang đạt trên 147.000 tấn, doanh thu từ vải thiều đạt 4.675 tỷ đồng, thu từ các hoạt động dịch vụ phụ trợ đạt 1.690 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chính vẫn là Trung Quốc và thị trường trong nước.

Hơn 100 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản

Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, năm nay Nhật Bản chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang nước này. Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, tỉnh đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) rà soát, cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của phía Nhật Bản. Vườn vải đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đáp ứng các điều kiện như vườn độc canh vải, sạch sẽ, liền khoảnh.

Đến nay, Bắc Giang đã có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp (huyện Lục Ngạn) và xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên).

Cùng với việc rà soát, cấp mã số vùng trồng, tỉnh Bắc Giang đang tích cực hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất vải an toàn, đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng trong danh mục cho phép, ghi nhật ký sản xuất… Đồng thời, mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

 

 Hoàn tất các khâu chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi đầu tiên sang Nhật Bản

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, ngay sau khi Nhật Bản đồng ý và cung cấp cho Việt Nam các yêu cầu về kiểm dịch thực vật để có thể xuất khẩu quả vải sang thị trường này, Cục đã làm việc và cùng các địa phương xây dựng mã số vùng trồng để đáp ứng yêu cầu của họ.

Cục đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với các sở NN&PTNT cũng như các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật kiểm tra, đánh giá từng khu vực để cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản.

Theo yêu cầu kiểm dịch từ phía Nhật Bản, các lô hàng vải tươi xuất khẩu sang thị trường này đều phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide. Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các đơn vị khử trùng, doanh nghiệp, đặc biệt là chính quyền địa phương xây dựng các cơ sơ xử lý. Hiện chúng ta hầu như hoàn tất các cơ sở xử lý này tại Hà Nội, Bắc Giang và Hải Dương.

Thời gian tới, Cục sẽ mời các chuyên gia Nhật Bản sang kiểm tra, đánh giá lại các cơ sở xử lý này; cùng các chuyên gia Nhật Bản và doanh nghiệp xem xét về mẫu mã, bao bì đóng gói đối với quả vải xuất khẩu sang thị trường Nhật.

Đến nay, hầu hết công việc chuẩn bị để cho các lô hàng xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản gần như hoàn tất. Cục Bảo vệ thực vật sẽ cùng các sở NN&PTNT tiếp tục kiểm tra, rà soát đánh giá lại một lần nữa việc chuẩn bị này để đón vụ vải đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản thành công.

BT

Nguồn tin: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại971,177
  • Tổng lượt truy cập93,348,841
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây