Học tập đạo đức HCM

Trầu không “tiến vua” ở Hà Tĩnh “đắt như tôm tươi”!

Chủ nhật - 26/04/2020 11:10
Thôn Văn Sơn (xã Đỉnh Bàn - huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) từ xưa đã nổi tiếng với đặc sản trầu không “tiến vua”. Cây trầu hiện đang được người dân trồng để phục vụ nhu cầu lễ tết, sử dụng hằng ngày và từng bước phục hồi làng nghề truyền thống.

Dòng họ Phạm Công (thôn Văn Sơn) bao đời nay nổi tiếng trong vùng bởi nghề trồng trầu không. Từ xa xưa, người dân trong dòng họ đã chuyên canh những vườn trầu rộng lớn, được lưu truyền là loại trầu “tiến vua” bởi vị thơm nồng khác biệt với trầu trồng ở những vùng lân cận.

138d4215804t49210l0

Ông Phạm Công Nhớ và hầu hết các hộ dân trong dòng họ làm nghề trồng trầu không.

Ông Phạm Công Nhớ - Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Phạm Công cho biết: “Gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, bao đời nay, con cháu họ Phạm Công đều trồng trầu. Hiện nay, 80% hộ gia đình trong dòng tộc có vườn trầu với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Cây trầu không vừa là nguồn thu nhập chính của bà con, đồng thời cũng là một trong những sản vật quý giá của cha ông để lại”.

Cũng như các hộ dân trong dòng họ, gia đình ông Nhớ có đến 230 gốc trầu, có những gốc tuổi đời hàng chục năm. Trầu không ở đây nổi tiếng thơm ngon với lá trầu dày, vị cay nồng đặc trưng nên được thương lái gần xa ưa chuộng và luôn tìm đến tận vườn thu mua. Mỗi ngày gia đình ông Nhớ thu nhập vài trăm nghìn đồng. Dịp lễ tết có khi bán được hàng triệu đồng tiền trầu không mỗi ngày.

138d4215828t34286l0

Trầu không thôn Văn Sơn lá dày, vị cay nồng, từng là sản vật tiến vua.

Với 200 gốc trầu cho thu hoạch thường xuyên, gia đình chị Ngô Thị Châu (thôn Văn Sơn) cũng sống ổn từ loại cây truyền thống này với thu nhập khoảng 70 triệu đồng/năm.

Chị Châu cho biết: “Trầu cứ thu hoạch đến đâu là có người thu mua tận vườn đến đó. Mặc dù mỗi ngày tôi hái được khoảng 1.500 lá nhưng hầu như không đáp ứng được số lượng thương lái yêu cầu”.

69d6192729t2263l3 138d4215843t80574l0

Vườn trầu của chị Ngô Thị Châu cho thu hoạch khá hàng ngày.

Theo những người trồng trầu lâu năm trong vùng, trồng và chăm sóc cây trầu “dễ mà khó”. Dễ bởi cây trầu sống khỏe, cho lá quanh năm, lại thêm chất đất ở đây phù hợp. Nhưng muốn có được những lá trầu vừa to đẹp, cay nồng, thơm ngon thì không phải ai cũng rành kỹ thuật chăm sóc

Chị Châu chia sẻ, để có sản phảm đảm bảo chất lượng, người trồng phải thường xuyên tỉa bỏ những lá nhỏ, lá hỏng, mỗi cành chỉ để từ 3-5 lá. Ngoài ra, mùa hè phải tưới nước hàng ngày; mùa đông thì căn lượng nước vừa phải để không làm úng gốc trầu...

138d4215854t49581l0 1

Trầu không sau thu hoạch được thương lái thu mua tận vườn.

Với truyền thống lâu năm, chất lượng trầu thơm ngon nức tiếng, làng trồng trầu không thôn Văn Sơn, mà đại diện là dòng họ Phạm Công đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng “Bảng vàng gia tộc”, công nhận trồng trầu ở thôn Văn Sơn là nghề truyền thống Việt Nam.

“Đây là danh hiệu đáng tự hào của các thế hệ con cháu dòng họ nói riêng, người dân thôn Văn Sơn nói chung. Cây trầu đã nuôi sống người dân bao đời nay nên chúng tôi luôn động viên con cháu, người dân trong vùng phát triển để vừa nâng cao thu nhập, vừa bảo lưu giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của cha ông” - ông Phạm Công Nhớ - Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Phạm Công chia sẻ.

155d6064203t7780l0 138d4215908t35216l0

Với danh hiệu “Nghề truyền thống Việt Nam”, xã Đỉnh Bàn đang có chủ trương khuyến khích người dân phát triển kinh tế từ cây trầu.

Trên phạm vi toàn xã, Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn Nguyễn Viết Hải cho biết: “Hiện xã có trên 200 hộ trồng trầu không, tập trung ở thôn Văn Sơn và một số thôn lân cận, hầu hết đều cho thu nhập ổn định. Xã đã có chủ trương khuyến khích người dân duy trì và từng bước phát triển cây trầu không lên phạm vi và quy mô lớn hơn để vừa tăng thu nhập, vừa bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của cha ông”.

Theo Kiều Minh/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm236
  • Hôm nay49,497
  • Tháng hiện tại856,528
  • Tổng lượt truy cập88,211,598
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây