Học tập đạo đức HCM

Cảnh đời cô đơn của ba chị em 'người sói'

Thứ tư - 08/02/2012 23:12
Ba chị em gái mắc hội chứng người sói (Werewolf Syndrome) ở Ấn Độ lo sợ sẽ không bao giờ có được tấm chồng vì đám lông trên mặt, người họ không ngừng phát triển

Hội chứng bệnh hiếm gặp này cứ một tỷ người mới có một người mắc. "Người sói" bị bao phủ khắp cơ thể bởi một lớp lông, đặc biệt là lông mày và râu cực kỳ rậm rạp.

Và ba chị em là Savita, 23 tuổi, Monisha, 18 tuổi và người em 16 tuổi Savitri lo sợ căn bệnh này sẽ khiến họ trở thành bà cô suốt đời.

Savita buồn bã thổ lộ: "Hôn nhân có lẽ không dành cho chúng tôi. Ai sẽ muốn làm đám cưới với những người đầy lông lá trên mặt đây?".

Ảnh: The Sun.
Ba chị em Savita, Monisha và Savitri lo lắng sẽ không người đàn ông nào đến với mình vì vẻ ngoài khó coi. Ảnh: The Sun.

Theo The Sun, tại làng nhỏ của họ ở Sangli, Ấn Độ, những phụ nữ chưa chồng có nhiều cơ hội. Nhưng gia đình các cô quá nghèo và không thể chi trả 4.500 bảng (khoảng gần 150 triệu đồng) để mỗi người có thể phẫu thuật bằng công nghệ laser để loại bỏ lông.

Hiện tại, ba chị em gái phải sử dụng kem tẩy lông nhưng chúng thường phát triển lại nhanh chóng nên chẳng ăn thua gì.

"Khi chúng tôi đến trường, các bạn trai và bạn gái sẽ hét lên 'Đồ mặt đầy lông', 'đồ ghê tởm' và 'Đừng lại gần bọn nó'", Savita kể.

Ảnh: The Sun.
Bà Anita Sambhaji Raut và các cô con gái của mình. Ảnh: The Sun.

Mẹ của các cô, bà Anita Sambhaji Raut, 40 tuổi, sinh được 6 người con gái nhưng chỉ có ba trong số họ mắc hội chứng Người sói. Bi kịch của người đàn bà này bắt đầu từ cuộc hôn nhân lúc 12 tuổi do chú và dì sắp đặt. "Đúng hôm cưới tôi mới biết chồng mình có đầy lông trên mặt, tai và cơ thể. Khi anh ấy tiến tới bàn thờ làm lễ, tôi thấy mình như bước xuống địa ngục", bà kể.

Người mẹ đau khổ thổ lộ, khi Savita còn nhỏ, mỗi lần bế con đi đâu, chị thường phải nghe những lời la hét "Mụ phụ thủy, con quái vật đến kìa".

Bà cho biết, cô con gái lớn bây giờ đã có thể đi làm, nhưng thường chỉ trụ lại chỗ làm được 10-15 ngày, sau đó, người ta bắt cô phải bỏ việc càng sớm càng tốt khi những đám lông trên mặt bắt đầu lộ ra.

"Nếu có cơ hội tốt, tôi sẽ gả chồng cho nó. Còn không, nó sẽ vẫn phải làm việc và duy trì cuộc sống. Miễn là tôi còn sống, tôi sẽ phải tiếp tục cố gắng thôi", bà nói.

Vương Linh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay22,752
  • Tháng hiện tại201,319
  • Tổng lượt truy cập90,264,712
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây