Hai con cá sọc dưa siêu khủng vừa được thương lái vận chuyển bằng đường hàng không về Thủ đô với trọng lượng lần lượt là 46kg đối với cá sọc dưa vàng và 37 kg với cá sọc dưa đen.
Đại diện của một nhà hàng trên đường Cầu Giấy, Hà Nội - nơi cá sọc dưa khủng lồ vừa đặt chân tới Thủ đô "ngồi" bàn tiệc cho biết, đây là hai con cá sọc dưa được ngư dân Campuchia ở Biển Hồ đánh bắt rồi bán cho nhà hàng.
Trong hình là chiếc vẩy của cá sọc dưa với kích thước to hơn tay của một người lớn. Điều đó chứng tỏ, độ "khủng" của hai con cá sọc dưa này.
Vừa đặt chân về tới Hà Nội, đã có không ít những vị thượng đế sẵn sàng chi hàng triệu đồng để ngồi vào bàn tiệc thưởng thức ngay khi cá sọc dưa này.
Chủ nhân của nhà hàng này cũng khẳng định chắc nịch, nếu tính về chất lượng thịt thì cá sọc dưa có lẽ chỉ xếp sau cá hô quý hiếm.
Cá sọc dưa (cá trà sóc hay Sihanouk) thường có hai loại chính là cá sọc dưa vàng và cá sọc dưa đen. Cá sọc dưa vàng quý hiếm và ít thấy hơn cá sọc dưa đen.
Rất đông người dân kéo đến xem hai con cá sọc dưa khủng hiếm có này. Chủ nhà hàng tiết lộ, cá sọc dưa có thể chế biến thành vô vàn các món ăn hấp dẫn khác nhau. Tuy nhiên, món ngon nhất của nhà hàng là món sọc dưa hấp cá hỏa diệm sơn, món ăn không nơi nào có.
Khi được hỏi về giá bán chủ nhà hàng này cho biết: cá phi lê được bán với giá hơn 1 triệu 800 nghìn đồng mỗi kg, còn giá bán xương thì dao động vào khoảng từ 1,4- 1,5 triệu. Tuy nhiên, khi được hỏi giá cá nhập từ nước ngoài về thì chủ nhà hàng từ chối tiết lộ giá mua cá.
Trong bộ phận của cá sọc dưa thì đắt nhất là môi cá, với giá bán khoảng 2 triệu đồng mỗi kg.
Một số người được thưởng thức cá cho rằng cá sọc dưa thịt ngon không thua gì cá tiến Vua khác, mà hình dáng còn đẹp và "quý phái" hơn nhiều. Thậm chí, có người còn mạnh dạn ví von thịt cá sọc dưa tựa như thịt bò Kobe nghìn đô với những lớp thịt có lẫn những “dây” mỡ trắng ngần. Mặc dù vậy, sọc dưa vẫn là sọc dưa, Kobe vẫn là Kobe, mỗi thứ một vẻ ngon riêng.
Được biết, nếu hồi xưa, cá dập dìu ở các sông Mekong, Irrawaddy, Chao Phraya, Meklong, Prahang và hạ lưu sông Perak. Bây giờ đập thuỷ điện dày đặc trên dòng Mekong đã tiễn loài cá nguồn tự nhiên này vào sách đỏ. Ở Việt Nam cá chỉ còn nhiều ở dòng SerePok.
Cá sọc dưa có tên khoa học là Probarbus Jullieni. Loại cá này có rất nhiều vảy cứng, gần giống như vảy cá chép. Điểm khác biệt dễ nhận thấy là cá sọc dưa có 5-7 chiếc sọc màu nâu sẫm nằm dọc theo 2 bên thân từ đầu đến đuôi. Chúng có thể sống tới 50 năm, dài gần 2 mét, cân nặng tới 70 kg. Chúng thường sinh sống ở những con sông lớn như: Mê Kông, Sêrêpok, Sê San...
Môi trường sống lý tưởng nhất của cá sọc dưa là những lưu vực sông nước chảy xiết, có nhiều thác ghềnh... Vào đầu mùa mưa hàng năm, chúng thường ra khỏi nơi trú ẩn, di cư ngược dòng lên thượng nguồn tìm kiếm thức ăn. Hiểu biết được tập tính này, người dân sinh sống ở 2 bên bờ sông Sê San đã đi săn bắt cá sọc dưa bằng nhiều cách.
Theo Lục Vô Song
Nguồn:Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;