Học tập đạo đức HCM

Lá ngón với tỏi: Đặc sản đáng sợ, dân nào thì dân vẫn cứ run rẩy ăn thử

Thứ năm - 12/10/2017 09:55
Từ muôn đời nay, ai cũng biết lá ngón là một thứ cực độc. Ấy thế nhưng ở Mường So (Lai Châu), người ta trồng lá ngón ngay trong vườn nhà để dùng như một món khoái khẩu, thậm chí là đặc sản không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết.

Nếu có may mắn được tham gia phiên chợ vùng cao, du khách có thể dễ dàng bắt gặp lá ngón được bày bán như rau ở những khu chợ dưới miền xuôi. Nói đến lá ngón, không ít người rùng mình bởi sự độc hại của nó, bởi chỉ cần ăn 3 lá cũng đủ để chất độc ngấm vào cơ thể mà tử vong sau vài phút. Nhưng với người Thái trắng ở xã Mường So, món lá ngón xào tỏi lại được coi là “tuyệt ẩm”.

 la ngon voi toi: dac san dang so, dan nao thi dan van cu run ray an thu hinh anh 1

Lá ngón ăn được tròn, ngắn hơn lá ngón độc và to như bàn tay. 

Theo lời những người già ở đây, cây lá ngón không độc đã được phát hiện từ rất lâu. Loại lá này nấu lên rất ngon, có mùi thơm đặc biệt nên nhà này truyền tai nhà khác kéo nhau vào rừng hái lá ngón. Về sau, người dân lấy thân cây lá ngón về trồng tại vườn để ăn dần và đãi khách phương xa như một thứ đặc sản không “đụng hàng” với bất cứ nơi đâu.

Cây lá ngón không độc gắn liền với câu chuyện tình của một đôi trai gái người Thái trắng trong bản. Họ yêu nhau từ những buổi đi phát cỏ trên nương. Nhưng tiếc thay, tình cảm ấy không được bố mẹ cô gái chấp thuận và chỉ trích chàng trai nghèo mồ côi thậm tệ.

Quá bế tắc, hai con người đáng thương quyết định tìm đến lá ngón để được thề nguyện sống chết bên nhau. Họ nắm lấy tay nhau rồi cùng cho nắm lá ngón hái được ở quả đồi bên kia bản Mường So vào miệng. Nhưng kỳ lạ thay, khi nhai thứ lá ấy, họ không cảm nhận được bất cứ biểu hiện gì của cái chết, chỉ có một mùi vị rất lạ, thoang thoảng ngái và chan chát nơi cổ họng.

Kể từ đó, dân bản ở Mường So bắt đầu biết đến loại lá ngón lạ ăn mà không chết, ngược lại rất ngon. Còn câu chuyện về đôi trai gái thì được người nọ truyền tai người kia rồi biến thể thành những cái kết rất khác nhau.

 la ngon voi toi: dac san dang so, dan nao thi dan van cu run ray an thu hinh anh 2

Hoa và lá ngón xào tỏi – đặc sản của người Thái trắng.

Khi đem 2 loại lá ngón ra so sánh, dân làng thấy cây lá ngón ăn được cũng có thân leo giống như cây lá ngón độc, nhưng lá của nó tròn và ngắn hơn, bản lá to như bàn tay. Thêm nữa, cây lá ngón độc thường nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 10, còn cây lá ngón ăn được lại nở hoa vào dịp gần Tết Nguyên đán.

Người Thái trắng ở Mường So dùng lá và hoa của cây này để luộc, nấu canh hoặc làm các món xào thay rau rừng. Món ăn này dần trở nên phổ biến và quen thuộc trong những bữa cơm của dân bản. Đặc biệt, mâm cỗ ngày Tết của họ nếu không có món lá ngón thì coi như không đầy đủ, trọn vẹn.

Thực khách lần đầu ngồi trước đĩa lá ngón không tránh khỏi cảm giác rờn rợn, chần chừ không muốn gắp. Nhưng khi đã được làm ấm người bởi những chén rượu ngô cay nồng, miếng lá ngón xào lại trở thành thứ đưa đẩy khiến mâm cơm có sức hấp dẫn lạ kỳ.

 la ngon voi toi: dac san dang so, dan nao thi dan van cu run ray an thu hinh anh 3

Lá ngón có thể kết hợp với các nguyên liệu khác làm món xào hoặc nấu canh.

Thật khó có thể diễn tả vị ngon của nó. Lá ngón xào có mùi vị ngọt bùi như rau rừng nhưng lại thơm, ngọt hơn. Nếu dùng lá ngón để gói thịt chua thì rất hợp và dậy mùi. Giá một bó lá ngón là 4.000 đồng, nấu canh được hai bữa, xào thì đầy một đĩa to.

Người dân cứ hái lá ngón đem ra chợ bán bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Nhiều hôm, còn có người đến tận nhà hỏi mua bằng được. Người Thái ở Mường So bảo nhau rằng, lá ngón không độc còn có công dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ và cả ung thư gan.

Trong lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (lễ hội ẩm thực) của người Thái Mường So ngày xuân thì chắc chắn phải có lá ngón. Đây là dịp để người dân tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban phúc cho một vụ mùa bội thu.

Không chỉ nổi tiếng với món lá ngón ăn được, Mường So còn nức danh là miền gái đẹp. Không ít khách phương xa đến đây đã không thể cầm lòng được với vẻ đẹp của những bông hoa rừng hoang sơ toát ra từ các thiếu nữ Thái ở vùng này.

 
Theo Hoàng Ngọc (Dân Trí)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay36,608
  • Tháng hiện tại843,639
  • Tổng lượt truy cập88,198,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây