Học tập đạo đức HCM

Lạ mà hay: "Làng chuột" Phù Dật tất bật kiếm tiền

Thứ bảy - 11/11/2017 10:17
“Làng chuột” Phù Dật, ấp Bình Chiến, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) từ lâu đã không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh. Đây là "làng" có số hộ dân săn bắt và buôn bán chuột đồng tập trung nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây. Thời điểm này cũng là lúc cả "làng chuột" Phù Dật tất bật kiếm tiền...

Men theo con đường xanh mát chạy dọc bờ kênh Phù Dật, cách Quốc lộ 91 khoảng 500m, đúng với cái tên “làng chuột”, khi vào địa phận ngôi làng, chỉ trên đoạn đường khoảng 300m, dọc theo bờ kênh đã thấy rất nhiều chiếc lồng chứa chuột bày biện, ngay cả người chưa từng đến ngôi làng này cũng dễ dàng nhận ra đây chính là “làng chuột” nổi danh.

 la ma hay: 'lang chuot' phu dat tat bat kiem tien hinh anh 1

Chuột được người "làng chuột" Phù Dật làm sạch sẽ giao đi các chợ.

“Làng chuột” Phù Dật ra đời cách nay đã mấy mươi năm, nghề làm chuột truyền đến đời con, đời cháu, nên hầu hết những người trong làng đều không biết cái tên “làng chuột” có từ khi nào. Qua lời kể của một số người cao niên, chúng tôi được biết trước năm 1975, nông dân nơi đây còn trồng lúa mùa, làm ruộng vất vả, mọi việc chăm sóc cây lúa đều cần đến sức người.

Do ruộng lúa thường xuyên bị chuột cắn phá, để bảo vệ mùa màng, hàng ngày bà con phải ra ruộng diệt chuột, có hôm bắt được nhiều chuột cả gia đình ăn không hết, vậy là nảy ra ý định làm chuột mang ra chợ bán. Thấy thịt chuột có thể kiếm được tiền, nhiều người trong làng cũng hành nghề làm chuột và số người theo nghề ngày càng tăng, có người còn tìm đến tận những cánh đồng xa để bắt chuột. Phong trào làm chuột có lẽ bắt đầu từ đó, cái tên chân quê, mộc mạc “làng chuột” cũng theo đó mà hình thành và được lưu giữ đến bây giờ.

 la ma hay: 'lang chuot' phu dat tat bat kiem tien hinh anh 2

Nghề săn bắt, sơ chế và buôn bán thịt chuột thu hút rất nhiều lao động nông nhàn của "làng chuột" Phù Dật. Ảnh: Zing.

Hiện nay, số hộ dân tham gia làm chuột tại làng Phù Dật không nhiều như xưa nhưng không khí “làng chuột” vẫn rất tất bật. Những tiếng lọc cọc phát ra từ dao, thớt, tiếng cười nói khi cùng nhau làm việc đã trở thành nhịp sống quen thuộc hàng ngày của người dân nơi đây.

Vừa nhanh tay chọn chuột từ những chiếc lồng sắt, anh Nguyễn Văn Lâm (ấp Bình Chiến) thật thà chia sẻ: “Nghề làm chuột “kiếm ăn” được nhất vào mùa khô, khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch), khi đó chuột hút hàng, bán rất “chạy”. Từ sau tháng 5 trở đi “chợ chuột” bắt đầu dội hàng nên người mua cũng “kêu” giá thấp hơn. Vì vậy, cùng với nghề làm chuột cần có thêm nghề khác để tăng thu nhập cho gia đình vào những tháng thịt chuột không chạy hàng”.

Bắt đầu với nghề làm chuột những năm gần đây, chị Nguyễn Thị Lý (ấp Bình Chiến) cho biết: “Mỗi ngày gia đình tôi cung cấp khoảng 100kg thịt chuột cho bạn hàng ở chợ Chắc Cà Đao (Châu Thành), sau khi trừ tiền vốn, tiền thuê lao động và phí vận chuyển, còn lời được vài trăm ngàn đồng, đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình và lo cho tụi nhỏ ăn học”.

 la ma hay: 'lang chuot' phu dat tat bat kiem tien hinh anh 3

Đối với phụ nữ các nơi, thấy con chuột đã sợ, huống hồ lại bắt tay vào làm thịt, nhưng phụ nữ của "làng chuột" Phù Dật thì những việc này bình thường. Ảnh: Zing.

Hàng năm vào mùa nước nổi, “làng chuột” Phù Dật hơi “lắng lại”, tuy nhiên, năm nay thịt chuột không dội chợ, nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn mọi năm nên hoạt động của “làng chuột” vẫn nhộn nhịp. Hiện, mỗi ngày “làng chuột” Phù Dật tiêu thụ khoảng 3-4 tấn chuột sống, chuột được mua vào với giá từ 25.000 - 35.000 đồng (tùy kích cỡ), sau khi được làm sạch, thịt chuột bán giá 35.000 - 70.000 đồng.

Bên cạnh các hộ làm đơn lẻ, tại “làng chuột” Phù Dật còn có khoảng 10 vựa chuột, mỗi vựa có trên 10 lao động, mỗi lao động kiếm được khoảng 60.000 - 80.000 đồng/ngày, tùy công việc nhiều hay ít. Mỗi người mỗi việc được phân công cụ thể, đối với người dân “làng chuột” Phù Dật, từng công đoạn làm chuột đã trở thành công việc quen tay. Chị Trương Thị Lệ Mai (ấp Bình Chiến) chia sẻ: “Ngay từ nhỏ tôi đã thấy mọi người trong xóm làm chuột cho nên rất quen thuộc với công việc này, cũng nhờ có nó mà lao động nông nhàn ở địa phương có việc làm, kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí cho gia đình”.

 
Theo Mỹ Linh (Báo An Giang)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,120,984
  • Tổng lượt truy cập92,294,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây