Học tập đạo đức HCM

Độc lạ: Kép hình thang ngược làm giàn phơi lúa rẫy của người Na Khốm

Thứ hai - 13/11/2017 11:06
Những chiếc giàn phơi lúa rẫy từng gắn bó với cuộc sống nương rừng của người vùng cao. Sau khi gặt về người ta xếp lên giàn phơi chờ cho khô hẳn mới chuyển vào kho.

doc la: kep hinh thang nguoc lam gian phoi lua ray cua nguoi na khom hinh anh 1

Một chiếc kép hình thang ngược của người dân bản Na Khốm, xã Yên Na, huyện Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương

Bản Na Khốm xã Yên Na huyện Tương Dương là bản Thái cổ có lịch sử hàng trăm năm, nơi có nhiều người từng là chức sắc thời phong kiến nay vẫn sống chủ yếu nhờ nghề làm rẫy.

Những ngày cuối tháng 9 âm lịch, gần như cả bản đã gặt xong lúa rẫy. Sau lễ mừng lúa mới người ta dựng những chiếc giàn phơi lúa. Giàn hình hộp hoặc hình thang dựng cạnh nhà bằng nứa và gỗ. Có người thiết kế kiểu hình thang ngược, đáy dưới ngắn hơn đáy trên. Nói chung tùy thích, chỉ miễn sao cho tiện dụng. Những bó lúa được xếp lên giàn, cuống bó lúa hướng ra ngoài, bông lúa như bị kẹp chặt bên trong giàn nứa. Người miền xuôi quen mắt gọi nôm na là “kẹp lúa”.

Suốt một thời gian rất dài, những chiếc giàn phơi lúa là một phần cuộc sống của người làm rẫy. Người Thái gọi là “lắc” cất lúa. Những chiếc giàn phơi lúa được dựng khi mùa gặt bắt đầu. Người Thái thường chọn một ngày đẹp để dựng “lắc”. Đó là một ngày trong tuần theo lịch riêng của người Thái. Một tuần có 8 ngày. Người ta gọi đó là ngày “được lộc”.

 doc la: kep hinh thang nguoc lam gian phoi lua ray cua nguoi na khom hinh anh 2

Đồng bào Thái coi việc phơi lúa trên giàn là phương pháp hữu hiệu. Ảnh: Hồ Phương

Vào ngày đã định, người ta đi chặt tre, nứa, gỗ về dựng giàn phơi lúa. Rẫy gần thì dựng ngay tại nhà. Rẫy xa thì dựng gần chòi canh nương. Lúa gặt xong, người ta gùi về xếp thành từng dãy gọi là liền. Hết một dãy, thợ dựng giàn nẹp xung quanh bằng những cây nứa để giữ cho giàn thêm vững.

Ngày trước, khi muốn biết nhà ai đó năm nay được hay mất mùa, người ta thường hỏi: Chiếc “lắc” lúa của nhà anh cao mấy sải?” Chiếc thấp của nhà ít lúa cũng cao hai sải tay. Chiếc cao nhất đến 3, 4 sải. Nếu lúa quá nhiều người ta làm thêm chiế giàn phơi thứ hai.

Thật tình thì chiếc giàn phơi chỉ là nơi cất tạm lúa rẫy. Sau khi lúa đã khô, người ta sẽ chuyển vào kho. Chiếc kho lúa hình nhà sàn, thường dựng 4 cột. Người ta còn bọc một khoanh nhôm quanh cột để chuột khỏi trèo lên phá lúa.

 doc la: kep hinh thang nguoc lam gian phoi lua ray cua nguoi na khom hinh anh 3

Lúa được chất đầy trên giàn báo hiệu một mùa bội thu. Ảnh: Hữu Vi

Trước khi chuyển lúa từ giàn phơi lên kho, dân bản thường tổ chức một lễ nhỏ gọi là lễ nhập kho lúa. Kể từ đó, chiếc giàn phơi coi như đã xong nhiệm vụ của nó. Người ta sẽ bỏ bẵng cho mục nát và sẽ dựng chiếc giàn mới vào mùa lúa sang năm./.

 
Theo Hữu Vi - Hồ Phương (Báo Nghệ An)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm297
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại993,207
  • Tổng lượt truy cập93,370,871
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây