Bộ bàn ghế gỗ trắc giá 12,8 tỷ của đại gia Hà Nội
Bộ ghế salon gỗ Trắc Cửu Long Bát tiên giá 12,8 tỷ của đại gia Hà Nội gồm10 món, chạm khắc 9 con rồng - theo hình tượng và đặc điểm riêng của Rồng Việt Nam, như: Rồng có bờm, râu cằm, miệng há to, răng nanh uốn ngược lên. Ảnh: Vietnamnet.
Đây cũng là bộ bàn ghế Cửu Long bằng gỗ Trắc có kích thước lớn nhất và độc nhất trên thị trường nội thất với một băng ghế dài với kích thước dài 340cm, cao 210 cm, nặng gần 4 tấn; Băng ghế đủ không gian cho 6 người ngồi. Bốn ghế đơn, mỗi chiếc cao 200 cm, Dài 160cm, và nặng gần 1 tấn. Ảnh: Vietnamnet.
Một bàn trà chính với chiều dài 200x 170cm, trọng lượng bàn trên 500 kg. Tổng trọng lượng bộ ghế khoảng 4,6 tấn và sử dụng gần 10 khối gỗ Trắc, có khổ gỗ lớn nhất. Ảnh: Vietnamnet.
Ngoài ra, bộ sản phầm còn có 2 bàn trà, 2 ghế đôn nặng gần 400 kg. Có thể nói bộ bàn ghế gỗ này được coi là một tài sản đáng nể trong nhà đại gia Việt. Ảnh: Vietnamnet.
Bộ bàn ghế gù hương 3.500 tuổi ở Hòa Bình
Bộ bàn ghế gỗ quý làm từ gốc cây gù hương có tuổi thọ trên 3.550 năm tuổi của ông Nguyễn Công Đức (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) được coi là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
Bộ bàn này dài 2,7m cùng 18 chiếc ghế. Nhìn từ xa, bộ bàn ghế gù hương này nhìn rất sinh động và đẹp mắt. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
Khi tới gần, một mùi hương thoang thoảng bay ra từ chính bộ bàn ghế này khiến nhiều người nhầm lẫn với mùi thơm của một loại nước hoa nào đó. Ảnh: Ngày nay online.
Bàn ghế gù hương ngũ long ngàn tuổi của đại gia Tuyên Quang
Bộ bàn lũa từ gỗ gù hương - loại gỗ tinh dầu thuộc nhóm những loại gỗ quý hiếm của vùng núi đá Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang - được chạm trổ tinh xảo rồng cuốn hổ ngồi thuộc sở hữu của một đại gia trẻ tuổi ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ảnh: Vietnamnet.
Bộ bàn ghế hoàn chỉnh này gồm một ghế vua, một bàn chính, bốn đôn gỗ có trạm trổ tinh xảo, hai chiếc đôn để kê hai cây thông được trạm khắc từ gỗ. Ảnh: Vietnamnet.
Điểm nhấn nổi bật nhất của bộ bàn ghế có một không hai này là chiếc “ghế vua”, được chạm hình 5 con rồng đang cuộn từ đầu ghế tới tay vịn, theo thế “ngũ long”. Ảnh: Vietnamnet.
Ba đầu rồng được tạc ở phía trên đỉnh đầu người ngồi, hai đầu rồng còn lại nằm ở hai bên tay vịn. Ảnh: Vietnamnet.
Cân đối hài hòa với chiếc “ghế vua” là chiếc bàn hình ô-van được trạm trổ rất kỳ công. Ảnh: Vietnamnet.
Một chiếc kệ chân trạm trổ hai con rùa với đường nét tinh xảo, là “phụ kiện” đi cùng để các ông chủ kê chân lên khi ngồi trên ghế vua. Ảnh: Vietnamnet.
Bộ ván ngựa gỗ gõ bông lau giá hơn 3 tỷ đồng
Bộ ván ngựa làm bằng gỗ gõ bông lau của ông Nguyễn Thanh Hải (Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang) có chiều ngang 2,15 m, dài 4 m, bề dày ván 24 cm, nặng tới 2,2 tấn được cho là độc đáo nhất ở miền Tây được trả giá đến hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ nhân của nó vẫn chưa đồng ý bán.Ảnh: Zing.
Theo chủ nhân bộ ván ngựa, để săn được “vật quý” này ông phải mất 3 năm, giá trị lớn nhất nằm ở tuổi thọ cây. Cây phải có tuổi thọ trên 500 năm mới có thể cho ra bộ ngựa khổng lồ như vậy. Ảnh: Zing.
Sập cổ “tam sư hí cầu, voi chầu phục” giá 2 triệu USD
Sập cổ “tam sư hí cầu, voi chầu phục” 300 năm tuổi thời Trung Hoa lục địa của ông Hoàng Văn Cường (TP HCM) được trả giá 2 triệu USD. Chiếc sập được làm từ gỗ cây Lệ Chi (cây vải, ước tính hàng nghìn năm tuổi) được người Hoa Minh Hương di cư đến Việt Nam năm 1948 đem sang, các chi tiết chạm trổ đều tinh xảo, đẹp mắt. Ảnh: Vũ Sơn.
Nổi bật trên sập là tam sư hí cầu (3 con sư tử chơi với quả cầu), 2 vò rượu, chim chóc, hoa lá... Hai bên thành sập là 2 con voi oai nghi chầu phục. Ảnh: Vũ Sơn.
Bộ bàn ghế gỗ lim nguyên khối hiếm có của đại gia Điện Biên
Bộ bàn ghế gỗ lim nguyên khối hiếm có của đại gia Điện Biên được chạm trổ trên bộ bàn ghế là họa tiết rồng phượng uốn lượn tinh xảo. Ảnh: Giadinhvietnam.
Bộ bàn ghế bao gồm 4 ghế đơn, một đôn (bàn nhỏ). Mỗi chiếc ghế có chiều cao lên tới khoảng hơn 1m. Một chiếc ghế đơn có thể ngồi “lọt thỏm” tới 2 người lớn. Ảnh: Giadinhvietnam.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã