Học tập đạo đức HCM

Tận thấy cáo Bắc cực trắng muốt, đẹp "ma mị" ở Việt Nam

Thứ tư - 21/12/2016 10:34
Nhiều người tỏ ra thích thú khi lần đầu tiên thấy cáo Bắc cực được thuần dưỡng và sống khu vực có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.

tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 1

 Cáo Bắc cực được chủ trang trại ở Bình Dương lai tạo, thuần dưỡng

Sở hữu những con cáo này là anh Phan Minh Hồng, chủ trang trại nuôi và kinh doanh thú cưng ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngoài nuôi cáo Bắc cực, anh Hồng còn có hàng chục loại vật nuôi “độc, lạ” như gà, chim…

Theo anh Hồng, trang trại của anh có hơn chục con cáo Bắc cực. Những cá thể cáo này được nhân giống từ một cặp cáo bố mẹ được nhập về thông qua một công ty trung gian. Cáo Bắc cực có tên khoa học là Vulpes lagopus, loài cáo này thường được anh và những người nuôi gọi là Hồ Ly.

 “Cáo Bắc cực sống ở các khu vực có khí hậu lạnh, âm hàng chục độ C. Tuy nhiên, qua lai tạo nhiều lần và thuần hóa nên những loài này có thể sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam và ăn được các thức ăn khô dạng viên công nghiệp. Cáo cũng không còn hung dữ như sống ngoài hoang dã. Nuôi nó cũng giống như nuôi chó, mèo trong gia đình vậy”, anh Hồng chia sẻ.

Chủ trang trại cho biết, trong công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp thì loài này không nằm trong danh mục thuộc các động vật hoang dã nguy cấp.

“Đã có nhiều người tìm đến trang trại của tôi để tận mắt thấy những con Hồ Ly này. Nhiều người đã sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu để sở hữu nó làm thú nuôi”, anh Hồng nói.

Anh Trần Khang một người đến tham quan cho biết: “Lần đầu tiên tôi nhìn thấy con cáo này ngoài đời. Bộ lông trắng muốt của nó đẹp quá. Từ hồi giờ cứ thấy cáo trong phim ảnh chứ có biết ở Việt Nam mình cũng nuôi được cáo đâu”.

Một cán bộ quản lý chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê thuộc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã khuyến cáo, cáo Bắc cực là loài hoang dã hoặc dù là loài thuần chủng cũng không nên lơ là. Bởi cũng có rất nhiều bài học từ việc nuôi chó Phú Quốc, loài tấn công người rất nguy hiểm.

 

 

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 2

 

 Loài cáo Bắc cực nổi tiếng nhờ bộ lông trắng toát giúp chúng ngụy trang trên nền tuyết trắng ở vùng đất mà nhiệt độ có thể xuống âm hàng chục độ C.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 3

 

 Anh Hồng cho biết, các chú cáo Bắc cực trên do được nuôi thuần hóa và được lai tạo qua nhiều thế hệ nên ngoài sống ở những nơi có môi trường băng giá thì còn có thể sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 4

 

Loài cáo này vốn là thú ăn thịt và xác thối nhưng khi lai tạo về Việt Nam, có có thể ăn được thức ăn dạng viên công nghiệp.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 5

 

 Thỉnh thoảng, chủ trang trại cho cáo ăn chân gà công nghiệp.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 6

 Loài cáo này thường được chủ trang trại gọi là Hồ Ly.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 7

 Bộ móng rất sắt của con cáo.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 8

Theo anh Hồng, giá trị của con cáo tùy thuộc vào độ dài của phần đuôi. Cáo con có thể bán giá từ 5-7 triệu đồng. Những con cáo lớn hơn bán cho người nuôi với giá vài chục triệu đồng.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 9

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 10

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 11

Điều trị khi cáo bị bệnh

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 12

 Mới nhìn vào, nhiều người lầm tưởng đây là một con chó màu trắng.

 tan thay cao bac cuc trang muot, dep 'ma mi' o viet nam hinh anh 13

Các chuyên gia khuyến cáo không nên lơ là khi nuôi cáo làm vật nuôi trong nhà vì bản tính hoang dã của cáo vẫn còn.

Tác giả bài viết: Đông Thịnh

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập419
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm417
  • Hôm nay89,733
  • Tháng hiện tại825,843
  • Tổng lượt truy cập93,203,507
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây