Học tập đạo đức HCM

Toàn văn phát biểu tham luận của đồng chí Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh – Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX

Thứ sáu - 16/10/2020 04:22
Sáng 15/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX đã chính thức khai mạc. Đồng chí Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh phát biểu tham luận, chủ đề: "Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025". Trang thông tin điện tử tổng hợp nongthonmoihatinh.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này
                                                           
                          
106d5133629t7471l1 img 8698


Kính thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,
Thưa toàn thể Đại hội,
Tôi rất vinh dự được Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu tham luận với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025", vì đây là một trong những nội dung trọng tâm của Văn kiện Đại hội; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ tỉnh, của Đại hội đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong suốt nhiệm kỳ qua, cũng như chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới.
106d5140140t95706l0

Thưa các đồng chí,
Nhận thức được Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa 10) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là cơ hội lớn cho phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống mọi mặt cho cư dân nông thôn; trong suốt những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của Tỉnh đã tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo; điều hành quyết liệt, có nhiều cách làm chủ động, sáng tạo; ưu tiên cao các nguồn lực; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự chung tay, góp sức của các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội; cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương, nên mặc dù là Tỉnh có điểm xuất phát thấp, triển khai nhiệm vụ trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vượt lên tất cả, chúng ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, như Báo cáo chính trị của Đại hội đã khẳng định.
Sau đây, tôi xin làm rõ thêm một số kết quả điển hình, đó là: Thực hiện Chương trình nông thôn mới, tỉnh ta đã cứng hóa được 7.500 km đường (bình quân mỗi năm 750km), đường nhựa, đường bê tông cơ bản đã đến hết các hộ dân trong tỉnh; nâng cấp, xây mới 1.926 phòng học, 124 trạm y tế, 172 nhà văn hóa, 155 khu thể thao xã và 1.085 nhà văn hóa thôn, bản; 100% hộ dân sử dụng điện ổn định; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 33,25 triệu đồng (gấp 3,93 lần so năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3% (năm 2011 là 23,91%)...Các mục tiêu Nghị quyết Đại hội về xây dựng nông thôn mới đều đạt, vượt trước hơn 02 năm, với trên 90% số xã, 6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; đặc biệt, kết quả thực hiện chủ trương xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, Vườn mẫu, đã góp phần quan trọng đưa Chương trình thực sự đi vào lòng dân, bền vững; được Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá là điểm sáng, tổng kết và chỉ đạo nhân rộng trong cả nước.

Có thể nói, thành quả đạt được trong 10 năm, nhất là trong nhiệm kỳ qua, đã góp phần nâng cao chất lượng toàn diện đời sống và vị thế của người dân nông thôn; làm cho người nông dân từ chỗ "tự ti, thụ động" chuyển sang "tự tin, chủ động"; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp rõ nét, hiệu quả hơn; người dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đặc biệt là, đội ngũ cán bộ thông qua chỉ đạo thực hiện Chương trình, đã gần gũi với người dân, sát sao với thực tiễn hơn, tạo được niềm tin, khí thế mới cho xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới  -  (Kính thưa các đồng chí! -  Với kết quả trên, nếu so sánh với thực trạng khó khăn của tỉnh 10 năm trước đây, thì chúng ta thấy rằng, chỉ có Chương trình nông thôn mới mới làm được như vậy; và đây cũng chính là thước đo chỉ số hài lòng, chỉ số hạnh phúc của người dân nông thôn Hà Tĩnh trong những năm qua).
16025458211722

Kính thưa Đại hội,
Cùng với những thành quả đã đạt được, chúng ta cũng đã thẳng thắn chỉ rõ, khách quan những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình:
 Thứ nhất, phải có nhận thức, quan điểm đúng đắn về tương quan phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng khó khăn và vùng động lực phát triển; xác định thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới tiếp tục là cơ hội cho phát triển toàn diện, bền vững xã hội nông thôn về lâu dài; kiên trì, quán triệt thực hiện tốt phương châm "Người dân và cộng đồng là chủ thể",“Biết dựa vào dân để lo cuộc sống cho dân”, "Nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc".  
Thứ hai, xây dựng nông thôn mới trước hết phải từ nội lực, có cách làm, chủ động, sáng tạo trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa; biết lựa chọn những nội dung trọng tâm, gắn với lợi ích thiết thực của người dân, cộng đồng; ngân sách nhà nước chủ yếu mang tính hỗ trợ, kích hoạt, thưởng theo kết quả đầu ra; phân cấp, trao quyền chủ động cho cơ sở, người dân và cộng đồng; tăng cường sinh hoạt, đối thoại, phát huy cao dân chủ; công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực bảo đảm hiệu quả, tạo sự tin tưởng của người dân, cộng đồng và toàn xã hội.
Thứ ba, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Đội ngũ cán bộ làm Nông thôn mới phải có năng lực, kinh nghiệm, luôn tận tuỵ, biết hy sinh và tìm tòi, sáng tạo. Thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh những yếu kém, lệch lạc. Quan tâm đúng mức đến việc sơ, tổng kết, khen thưởng, vinh danh các tập thể, cá nhân điển hình, tạo phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp.

Kính thưa Đại hội,
Hà Tĩnh rất vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương lựa chọn thí điểm xây dựng Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Việc lựa chọn Hà Tĩnh thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của Trung ương đối với tỉnh, mặc dù có điểm xuất phát thấp, với nhiều khó khăn, nhưng đã có sự nỗ lực vượt bậc và đã đạt được những thành tựu nổi bật trong 10 năm qua; tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với nhiều nét tương đồng so với các địa phương trong cả nước và nhất là khu vực Bắc Trung Bộ; với dự thảo Bộ tiêu chí cấp tỉnh đã thể hiện nâng cấp mức độ đạt được của Bộ tiêu chí cấp huyện, xã và có vai trò kết nối với quy mô toàn tỉnh, tạo sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng khó khăn và vùng động lực phát triển; sẽ là cơ sở thực tiễn giúp Trung ương đánh giá, xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, để triển khai trên toàn quốc trong giai đoạn tới  
 (Kính thưa các đồng chí!  -  Điều kiện cần và đủ cho một tỉnh đạt chuẩn; điều kiện cần, là 100% huyện, xã đạt chuẩn; điều kiện đủ, là thực hiện đạt 10 tiêu chí cấp tỉnh; cả nước hiện mới có 07 tỉnh có 100% huyện, xã đạt chuẩn, tức là mới đạt điều kiện cần: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ).


Đồng thời, tỉnh ta cũng sẽ là địa bàn để các bộ, ban ngành Trung ương thực hiện các mô hình thí điểm, tạo sự đột phá trong tư duy phát triển và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến tại địa bàn nông thôn, góp phần hoàn thiện thể chế, tạo động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới cả nước giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
Hiện, Đề án đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Kính thưa Đại hội!
Mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là tỉnh: “Có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, kết nối, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần, vai trò chủ thể và vị thế của cư dân nông thôn được nâng cao; kinh tế nông thôn phát triển; môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; nông thôn văn minh, đoàn kết, bình yên, giàu bản sắc”. Đây cũng là mục tiêu đã được xác định rõ trong Văn kiện Đại hội, cùng với nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện. Tôi bày tỏ sự đồng tình cao, đồng thời xin làm rõ thêm một số nhiệm vụ, giải pháp chính góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội và xây dựng Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới:

Thứ nhất, cần tạo được sự đồng thuận cao, nhất quán trong Đảng bộ và Nhân dân toàn tỉnh về việc thực hiện Đề án tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới là nhiệm vụ góp phần quan trọng để thực hiện tầm nhìn theo Quy hoạch tỉnh đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 (tôi cho rằng, nhận thức này là rất quan trọng, vì nó không đơn thuần là thực hiện Đề án tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, mà đó chính là vì sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh về lâu dài). Theo đó, trước hết phải ưu tiên phát triển các hạ tầng trọng yếu, đảm bảo kết nối đồng bộ, hài hòa giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng khó khăn với vùng động lực phát triển. Tập trung sớm hiện thực hóa mục tiêu Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của khu vực; tăng năng lực ngân sách, ưu tiên tái đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, cân bằng  sự phát triển nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững.
76d1080823t27972l0

Thứ hai, xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn và giải quyết các vấn đề cấp thiết ở nông thôn là nội dung cốt lõi trong thực hiện mục tiêu tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, với 4 trọng tâm: (1) phát triển đa dạng các loại hình kinh tế nông thôn, nhất là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, đô thị, dịch vụ, du nhập ngành nghề mới; (2) tập trung cao thực hiện Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đi vào chiều sâu; phát huy hơn nữa các sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó lấy doanh nghiệp, HTX làm hạt nhân; ưu tiên thúc đẩy chế biến sâu, cơ sở bảo quản, kết nối với chuỗi cung ứng, hình thành nhóm sản phẩm chủ lực theo 3 cấp độ: sản phẩm chủ lực quốc gia, cấp tỉnh và đặc thù vùng, miền; (3) với kết quả bước đầu cho thấy OCOP là cơ hội tốt để sản phẩm nông nghiệp, nông thôn của tỉnh tiếp cận nhanh với thị trường, cần phải tập trung cao hơn nữa trong thời gian tới; (4) tập trung ưu tiên giải quyết sớm, hiệu quả các vấn đề cấp thiết ở nông thôn, như: xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, nâng cao tỷ lệ hộ được cấp nước sạch; xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, Vườn mẫu, hướng đến xã hội nông thôn "Trù phú, hòa thuận, văn minh".

Thứ ba, là tỉnh thí điểm đạt chuẩn nông thôn mới, mặc dù chúng ta đề nghị có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nhưng trên hết, phải xác định từ nguồn nội lực là chính. Vì thế, cần phải khơi dậy hơn nữa ý chí, khát vọng, phát huy giá trị bản sắc văn hoá, con người Hà Tĩnh; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn, thu hút đầu tư, phát huy cao nguồn xã hội hóa…Đặc biệt là phải rà soát, đánh giá hệ thống cơ chế, chính sách giai đoạn vừa qua, hoàn thiện cơ chế, chính sách mới theo hướng tạo động lực mạnh mẽ cho thực hiện Chương trình trong giai đoạn mới; hướng vào ưu tiên cho các huyện, xã, thôn chưa đạt chuẩn; tiêu chí còn nhiều khó khăn, cần nguồn lực lớn; nội dung, tiêu chí định hướng tầm nhìn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiêu chí thiết thực nâng cao phúc lợi đối với cư dân nông thôn; tiêu chí còn thiếu bền vững; tiêu chí tạo động lực cho người dân và cộng đồng phát huy vai trò chủ thể, tự giác, chủ động trong tổ chức thực hiện.
Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện phấn đấu sớm đạt mục tiêu 10 tiêu chí cấp tỉnh, 100% huyện, xã đạt chuẩn; ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn kiểu mẫu; ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Từ kinh nghiệm tổng kết thành công trong nhiệm kỳ vừa qua, kính đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ mới có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, để thể hiện quyết tâm và huy động hiệu quả hơn nữa sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh nhà cho mục tiêu này.

Kính thưa Đại hội,
Với tinh thần xuyên suốt của Chủ đề Đại hội "Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển", tin tưởng rằng, chúng ta sẽ thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 đề ra và mục tiêu xây dựng Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Xin kính chúc quý vị Đại biểu sức khỏe, hạnh phúc! Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cám ơn!
Xem video Bài phát biểu tham luận của đồng chí Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay29,208
  • Tháng hiện tại524,347
  • Tổng lượt truy cập83,580,342
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây