Học tập đạo đức HCM

141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc

Thứ năm - 03/12/2020 11:20
HNP - Chiều 3/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch duy trì, phát triển Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng: Sau 3 năm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản, Hà Nội đã hỗ trợ được rất nhiều các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh, thành phố về thực hiện mã QR nhận diện sản phẩm an toàn. Đây là điều kiện quan trọng để các ngành chức năng quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở khi đưa sản phẩm ra thị trường. Cùng với đó, người tiêu dùng được sử dụng các mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch thông tin về quy trình sản xuất, ngày đóng gói và hạn sử dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Để đẩy mạnh công tác này, Hà Nội sẽ tiếp tục phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội, nhân dân về tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong việc truy xuất nguồn gốc để phục vụ yêu cầu đảm bảo an toàn sản phẩm và hội nhập quốc tế; hướng dẫn doanh nghiệp kết nối tới hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm chung của Thành phố, tiến tới kết nối lên Cổng truy xuất nguồn gốc hàng hóa Quốc gia...
 
Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Đến nay, Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm Hà Nội đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 2.854 cơ sở (tăng 740 cơ sở so với năm 2018) là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản; 766 cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp biển nhận diện trái cây an toàn. Đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, 238 doanh nghiệp của 35 tỉnh thành phố với 8.702 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên Hệ thống (tăng 4.140 mã so với năm 2018). Qua đó, 141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản an toàn đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc khi lưu thông ra thị trường (đạt 100% chỉ tiêu); 80,5% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc. Hệ thống đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của Thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.
 
Thành phố cũng đã hỗ trợ các quận, huyện phối hợp với Trung tâm IDE hoàn thiện cây quản trị trên hệ thống. Nhiều huyện đã chủ động phối hợp xây dựng và triển khai Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm của Hà Nội trên địa bàn để tích hợp trên Hệ thống toàn Thành phố.
 
Đặc biệt, Hà Nội đã thí điểm 5 module theo dõi luồng đi sản phẩm, xây dựng Nhật ký sản xuất trực tuyến, minh bạch toàn bộ các công đoạn từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục tiêu ghi nhận nhật ký thực hành sản xuất nông nghiệp, nhật ký sơ chế, chế biến, kèm theo đó là kích hoạt những tem truy xuất gắn liền theo từng lô sản xuất, nhằm hạn chế sổ sách ghi chép, tiết kiệm thời gian lưu trữ thông tin sản xuất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đến nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành khác đã áp dụng thành công bộ giải pháp vào việc quản trị doanh nghiệp, quản lý, điều nghiên thị trường.
 
Để công tác truy xuất nguồn gốc đạt hiệu quả cao hơn nữa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về hệ thống truy xuất nguồn gốc, các quy định, hướng dẫn việc ứng dụng thông tin điện tử trong truy xuất nguồn gốc bằng mã QR cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại các địa phương và tích hợp lên Hệ thống truy xuất hàng hóa Quốc gia. Triển khai bắt buộc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số nhóm hàng hàng hóa nông, lâm, thủy sản. Hoàn thiện các căn cứ pháp lý, chế tài trong việc kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các sản phẩm được kinh doanh trên môi trường mạng.
 
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá rất cao những kết quả mà ngành Nông nghiệp Hà Nội đạt được trong 3 năm qua về quản lý an toàn thực phẩm đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Thứ trưởng đề nghị, trong thời gian tới, Hà Nội cần tăng cường tuyên truyền khuyến khích truy xuất nguồn gốc điện tử ở các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản. Đồng thời, phổ biến kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố về truy xuất nguồn gốc để cung cấp nguồn thực phẩm sạch về Thủ đô. Đối với các kiến nghị của thành phố Hà Nội, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định sẽ tiếp thu và yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng thực hiện trong thời gian sớm nhất.
 
Kết luận Hội nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ khẳng định: Để tăng cường công tác minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn, thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu UBND TP công nhận Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm thành phố Hà nội (check.gov.vn). Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành liên quan phát triển, quản lý “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản và thủy sản thực phẩm an toàn cho Thành phố” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện, tích hợp, kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia. Tiếp tục tham mưu các cơ chế hỗ trợ các cơ sở kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn có truy xuất tham gia Hệ thống.

Quang Phú/Cổng Giao tiếp điện tử Thành Phố Hà Nội - hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm254
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,212,847
  • Tổng lượt truy cập88,567,917
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây