Học tập đạo đức HCM

Giải bài toán nông nghiệp & nông dân

Thứ năm - 03/12/2020 21:18
Nước ta có đến 63% dân số sống ở nông thôn. Họ về cơ bản là những người nông dân. Chính vì vậy họ chưa giàu thì đất nước ta chưa giàu.
Thu hoạch ngô sinh khối trên cánh đồng của Tập đoàn TH ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Thu hoạch ngô sinh khối trên cánh đồng của Tập đoàn TH ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).

GDP có tăng lên bao nhiêu chăng nữa, mà những người nông dân vẫn nghèo, thì sự tăng lên đó vẫn ít có ý nghĩa đối với đa số người Việt chúng ta.

Tuy nhiên, làm thế nào để những người nông dân có thể giàu lên một cách vững chắc quả thực là điều không dễ. Gần như một vài năm chúng ta lại thấy cảnh những người nông dân ngồi khóc bên ruộng dưa hấu, bên ruộng thanh long, ruộng hành tím... Bao nhiêu công sức, bao nhiêu hy vọng của họ đã bị đổ xuống sông, xuống biển.

Các loại quả này không bán được và chưa biết đến bao giờ mới bán được. Chính vì vậy lựa chọn duy nhất mà họ phải chấp nhận là để chúng thối hỏng trên ruộng. Đây là một lựa chọn khó khăn, đau đớn. Nhưng dù sao thì để thối hỏng trên ruộng vẫn còn đỡ lỗ lã hơn là để thối hỏng trong nhà, trên xe.

Sản xuất nông nghiệp chỉ là một phần khá nhỏ của kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, đa số những người nông dân của chúng ta chỉ đảm nhận được phần này.

Các phần khác như thị trường, tiêu thụ, thương hiệu, khoa học - công nghệ, quan hệ khách hàng… thường ít được quan tâm. Mà thực ra, có quan tâm, thì họ cũng khó có thể làm được gì nhiều. Đây là những công việc đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về tài chính, về tri thức và kỹ năng.

Thế nhưng, quy mô nhỏ lẻ, tiềm lực mọi mặt hạn chế không cho phép những người nông dân làm được điều trên. Mà như vậy thì rủi ro của việc ngồi khóc bên ruộng dưa hấu, ruộng hành tím, ruộng thanh long… sẽ lặp lại gần như vô tận.

Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập, các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài đang tràn vào nước ta ngày một nhiều hơn. Táo, lê của Mỹ; cam, quýt của Úc; xoài, ổi của Thái… được bày bán ở khắp nơi. Và có vẻ như sau các hiệp định thương mại tự do, sau CPTPP, EVFTA…, các mặt hàng nông nghiệp của nước ngoài chỉ ngày càng có cơ hội nhiều hơn để xâm nhập và nước ta. Những người nông dân của chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào đây?

Lối ra có lẽ nằm ở khả năng hình thành các doanh nghiệp (hoặc chí ít, các trang trại) có quy mô đủ lớn để làm kinh tế nông nghiệp (chứ không chỉ để sản xuất nông nghiệp) và cạnh tranh với nước ngoài. Các công ty sử dụng công nghệ cao (như công ty TH Milk, công ty cổ phần Vinanilk, tập đoàn Vingroup… chẳng hạn) là lựa chọn hợp lý cho tương lai nông nghiệp nước nhà.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các công ty muốn đầu tư vào nông nghiệp là đất đai. Đất đai đều đang nằm trong tay của những người nông dân. Nhưng chúng ta không thể thu hồi đất của nông dân để giao lại cho các công ty được. Điều này là không thể chấp nhận được cả về pháp lý lẫn đạo lý.

Chính sách phù hợp nhất là phải tạo ra cung về đất đai trước. Điều này có thể làm được bằng cách chuyển đổi lao động nông nghiệp sang cho công nghiệp và dịch vụ. Khi thu nhập ở trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn, lao động nông nghiệp sẽ được chuyển đổi tự nhiên cho các ngành này. Nhu cầu bán đất cũng sẽ hình thành trong quá trình chuyển đổi lao động như vậy.

Có hai vấn đề cần được quan tâm ở đây. Một là, bảo đảm quyền tự do tài sản đối với đất nông nghiệp cho người dân. Điều này sẽ giúp cho việc mua bán, chuyển nhượng đất được diễn ra dễ dàng và với chi phí thấp. Hệ quả là việc tích tụ ruộng đất cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu quyền tự do tài sản đối với đất đai được bảo đảm, thì người nông dân còn có thể góp vốn, góp cổ phần bằng đất hoặc cho thuê lại đất. Đây cũng là cách tích tụ ruộng đất tự nhiên và tự nguyện hơn việc thu hồi của chính quyền.

Hai là, tạo điều kiện để những người nông dân nhập cư đang làm việc ở các thành phố, ở các khu công nghiệp có thể sinh cơ, lập nghiệp ngay tại những nơi đó. Nếu những người nông dân này, vẫn phải gửi con về cho ông bà ở quê nuôi nấng hoặc chỉ làm việc ở các khu công nghiệp, các đô thị một thời gian rồi lại quay về làm nghề nông trở lại thì đây sẽ là một thất bại chính sách nặng nề của chúng ta.

Tái cơ cấu nông nghiệp cốt lõi là tái cơ cấu lực lượng lao động nông nghiệp. Không có cách gì để chúng ta có thể cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, nếu như họ chỉ có 3 - 5% dân số làm nông nghiệp, mà ta lại có đến trên 60%!

Nguồn tin: TS Nguyễn Sĩ Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay33,172
  • Tháng hiện tại339,807
  • Tổng lượt truy cập92,717,471
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây