Học tập đạo đức HCM

700 tỷ đồng “hồi sức” nông nghiệp Thủ đô

Thứ hai - 11/05/2020 18:37
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Sở NNPTNT khẩn trương có kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ 700 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển tam nông, nâng cao đời sống cho người dân.

Dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Hà Nội trong quý I/2020 giảm 1,17% so với cùng kỳ.

700 tỷ đồng “hồi sức” nông nghiệp Thủ đô - Ảnh 1.

Chăm sóc hoa lan tại Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng). Ảnh: H.N.M

Tại hội nghị, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã đề nghị hai huyện Phú Xuyên và Thanh Oai nhanh chóng rà soát và tiến hành quy hoạch diện tích quỹ đất khoảng 10ha (xong trước năm 2020) để thành phố thực hiện, xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung.

Về xây dựng NTM, từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội có thêm 2 xã của huyện Gia Lâm đủ điều kiện đạt chuẩn NTM nâng cao; 1 xã của huyện Phú Xuyên, 1 xã của huyện Sóc Sơn đủ điều kiện hoàn thành xã NTM. Các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ trình thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao năm 2020.

"Đến nay, thành phố có 353/382 xã (đạt tỷ lệ 92,4%) đã được công nhận đạt chuẩn (dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn NTM), trong số đó có 11 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; thị xã Sơn Tây đã đủ điều kiện, đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019" - ông Mỹ chia sẻ.

Theo ông Mỹ, trong giai đoạn vừa qua, đời sống nông dân của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng. Trong đó, một số huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như Thạch Thất (63 triệu đồng); Đông Anh (60 triệu đồng); Hoài Đức (55 triệu đồng)... 

Trong việc thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2019, thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng được 301 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia; 207 sản phẩm đạt 4 sao; 88 sản phẩm đạt 3 sao...

Nhanh chóng giải ngân gói hỗ trợ tam nông

Bà Phạm Thị Thanh Mai - Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết, hiện 6 xã của Sơn Tây đã cơ bản đạt 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM. Đến nay thị xã đang lấy ý kiến và phát 25.000 phiếu thăm dò nguyện vọng của người dân, sau đó sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. 

Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng đã chỉ đạo xã Kim Sơn rà soát, xây dựng đề án hoàn thành xây dựng xã NTM nâng cao năm 2020.

Bà Mai cho biết thêm, trong triển khai Chương trình OCOP, thị xã đang phấn đấu đến năm 2020 có 34 sản phẩm được phân loại, xếp hạng OCOP; trong đó, năm 2019, có 3-5 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện còn chậm. Phát triển kinh tế nông thôn chưa tương xứng tiềm năng lợi thế. Vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều nỗi lo. Bên cạnh đó, việc nâng cao đời sống nông dân còn hạn chế, một số huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao…

Để đạt được mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2020, bà Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Sở NNPTNT khẩn trương có kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ 700 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống cho người dân.

"Trong thời điểm có đại dịch, thành phố đã cắt giảm kinh phí đầu tư ở một số chương trình, dự án nhưng riêng kinh phí dành cho Chương trình 02 vẫn giữ nguyên để hỗ trợ cho các địa phương thực hiện hiệu quả" - bà Hằng nêu rõ, đồng thời chỉ đạo việc triển khai phải hiệu quả, thiết thực nhưng không có tiêu cực.

Thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các địa phương cũng phải đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, các huyện cũng phải rà soát lại các sản phẩm có thế mạnh và chủ lực của mình để có giải pháp, chiến lược phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi đảm bảo ổn định đầu ra và tránh phải giải cứu sản phẩm nông sản.

Theo Trần Quang/danviet.vn
https://danviet.vn/700-ty-dong-hoi-suc-nong-nghiep-thu-do-2020051017435382.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay27,201
  • Tháng hiện tại530,359
  • Tổng lượt truy cập92,908,023
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây