Học tập đạo đức HCM

8.000 hộ bỗng thành nông dân ốc đảo, dưa, hành tắc tị

Thứ tư - 27/01/2016 10:33
Trong những ngày cận tết, hàng ngàn hộ dân phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi muốn vận chuyển hàng nông sản, dưa hấu vào đất liền 
để bán dịp tết.

Sau khi đê Hải Thành Hòa, quốc lộ 53 và tỉnh lộ 913 bị cắt để thông luồng kỹ thuật công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (Tuổi Trẻ đã thông tin), khoảng 8.000 hộ dân ở ba xã Đông Hải, Long Vĩnh, Long Khánh và thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) trở thành 
những cư dân ốc đảo.

Việc đi lại của người dân trở nên khó khăn hơn khi phải lụy đò. Đặc biệt, trong những ngày cận tết, hàng trăm hộ dân ở đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi muốn vận chuyển hàng nông sản, dưa hấu vào đất liền 
để bán dịp tết.

Trước đây, hàng nông sản của người dân khu vực các ấp Cồn Nhàn, Hồ Thùng, Phước Thiện, xã Đông Hải được lưu thông chủ yếu qua tuyến đê Hải Thành Hòa đi trực tiếp ra tỉnh lộ 913.

Nay đê Hải Thạnh Hòa bị cắt, hàng nông sản phải đi vòng qua cầu Động Cao, ra tỉnh lộ 913, vượt qua phà (nối tỉnh lộ 913 đã bị chia cắt) mới vào được đất liền để tỏa đi các nơi.

Hơn nữa, do mặt cầu Động Cao hẹp, trọng tải thấp, chỉ cho xe vài trăm ký qua cầu nên việc vận chuyển nông sản qua đây cũng hết sức khó khăn. Trong khi đó, các ấp Hồ Thùng, Phước Thiện, Cồn Nhàn là nơi tập trung đến 60-70% hàng nông sản như dưa hấu, hành 
tím của xã Đông Hải.

Do việc vận chuyển khó khăn, phải dùng xe có trọng tải nhỏ vận chuyển hàng để tập kết ra đường tỉnh 913 nên chi phí vận chuyển tăng lên, trong khi hàng nông sản đang rớt giá khiến nông dân càng khó khăn hơn.

Lão nông Tăng Văn Mừng, ở khu vực Cồn Nhàn, cho biết sau khi cắt đê để thông luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, hầu hết hàng nông sản của người dân ở đây đã bị thương lái “đánh” rớt giá thê thảm vì họ cho rằng chi phí vận chuyển tăng lên.

“Ngoài chuyện bị rớt giá, hàng nông sản còn bị chê ỏng chê eo vì thương lái thừa hiểu người dân không thể chở hàng đi xa hơn để bán do không có đường” - ông Mừng giải thích.

Ông Trần Văn Điền - một nông dân ở gần nhà ông Mừng - vừa thu hoạch được hơn 3,5 tấn củ hành tím, đang để ngoài rẫy chờ người đến mua nhưng cả chục ngày qua chưa có thương lái nào đến hỏi.

Theo ông Điền, vào cuối tháng 12-2015, khi đê Hải Thành Hòa chưa bị cắt, giá củ hành tím còn dao động 25.000-35.000 đồng/kg, nhưng hiện nay chỉ còn 15.000 đồng/kg.

Tuy giá xuống thấp như thế nhưng thương lái đến hỏi mua cũng rất ít vì khó khăn trong việc vận chuyển hàng đi. “Tết đến nơi mà thế này buồn thúi ruột chú ơi” - ông Điền than thở.

Còn bà Đoàn Thị Thi, một thương lái chuyên mua nông sản tại Trà Vinh, cho biết dù không muốn ép giá nông sản của người dân nhưng do việc đi lại gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển tăng mạnh nên phải hạ giá mua sản phẩm mới có lời.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Đạt Thông, phó chủ tịch UBND huyện Duyên Hải, cho biết trước những khó khăn của người dân, UBND huyện đã kiến nghị UBND tỉnh Trà Vinh có chính sách hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển hàng nông sản cho người dân và đã được tỉnh chấp thuận.

Hỗ trợ tiền vận chuyển 265.000 đồng/tấn

Theo ông Trần Đạt Thông, hiện nay huyện đã triển khai xuống các ấp thống kê lượng hàng hóa của người dân bán ra (từ sau ngày cắt đê) để có chính sách hỗ trợ.

Theo đó, các mặt hàng nông sản, thủy sản, hoa màu sẽ được tỉnh hỗ trợ chi phí vận chuyển là 265.000 đồng/tấn. Dự kiến trên địa bàn xã Đông Hải có khoảng 738 hộ dân với hơn 14.743 tấn hàng hóa nông sản. Tổng dự toán chi phí hỗ trợ khoảng 4,3 tỉ đồng.

 
Theo MẬU TRƯỜNG - MINH THÔNG/tuoitre.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay19,237
  • Tháng hiện tại974,765
  • Tổng lượt truy cập93,352,429
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây