Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi khai thác xa bờ tại miền Trung: Một mũi tên, hai đích

Thứ năm - 28/01/2016 05:01
(Thủy sản Việt Nam) - Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP (NĐ 89) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67, ngư dân miền Trung nhanh chóng tiếp cận, đóng mới và nâng cấp tàu cá công suất lớn để chuyển hướng khai thác, đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Liên kết xa khơi

Bờ biển Nghệ An kéo dài gần 100 km dọc theo 5 huyện, thị xã: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai. Trước đây, ngư dân vùng Bắc Trung bộ này chủ yếu hoạt động  mưu sinh, truyền thống gần bờ là chính. Sau khi tiếp nhận Nghị định 89 mới của Chính phủ về sửa chữa, nâng cấp và hỗ trợ đầu tư tàu cá mới công suất lớn để vươn khơi bám biển, ngư dân các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai rất tích cực tiếp cận nguồn hỗ trợ này.

Trước đây, để giảm chi phí đầu tư và sản xuất, ngư dân ven biển sử dụng tàu khai thác hải sản tập trung ở các vùng nước gần bờ là chủ yếu, việc xác định luồng cá để thả lưới hầu hết dựa vào kinh nghiệm. Áp lực khai thác ở vùng nước gần bờ ngày càng cao; trong khi, những vùng nước này là môi trường cho nhiều loại hải sản tập trung sinh sản…

Nhưng khi ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của đa số ngư dân địa phương còn thấp thì việc tăng thêm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân không tránh khỏi; với việc sử dụng ngư cụ, phương pháp khai thác xâm hại nguồn lợi hải sản như: sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất. Đây là nguy cơ gây cạn kiệt nguồn lợi hải sản, suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sản lượng khai thác.

chuyển đổi khai thác xa bờ tại miền trung

Ngư dân Nghệ An đang chuyển đổi dần hình thức đánh bắt gần bờ sang xa bờ - Ảnh: VH  

Cuối năm 2014, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Tiến Thủy, Quỳnh Long (Quỳnh Lưu), Quỳnh Lập (TX Hoàng Mai) triển khai dự án: Mô hình hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ với sự tham gia của 3 phương tiện, 48 ngư dân; qua đó, hỗ trợ vật tư, thiết bị và kỹ thuật cho chủ tàu tham gia mô hình nhằm khuyến khích ngư dân phát triển và tăng hiệu quả kinh tế trên từng chuyến biển. Theo đó, tàu cá NA 96688 TS, công suất 450 CV do ông Vũ Xuân Trọng (xã Quỳnh Long, chuyên khai thác lưới vây) đầu tư 1 máy tầm ngư dò ngang KODEN model ESR-180BB, trị giá 130 triệu đồng. Tàu ông Hồ Bá Sơn (xã Tiến Thủy, chuyên khai thác nghề chụp 4 tăng gông) ký hiệu NA 92666 TS, công suất 495 CV đầu tư 1 máy ra đa hàng hải KODEN model MDC- 940 trị giá 55 triệu đồng. Tàu  ông Lê Hồng Nhung (xã Quỳnh Lập), ký hiệu NA 90256 TS công suất 350 CV đầu tư 1 máy thông tin tầm xa VX - 1700, trị giá 14 triệu đồng. Sau 2 tháng ra khơi, cả 3 tàu đều hoạt động tốt và cho hiệu quả đánh bắt cao hơn.

 

Hiện đại hóa đội tàu xa bờ

Ông Vũ Xuân Trọng (xã Quỳnh Long) cho biết: "Khi được chọn tham gia mô hình, cán bộ khuyến nông đã lắp đặt hoàn thiện máy móc và hướng dẫn kỹ thuật vận hành thiết bị. 2 tháng đầu đi biển được 6 chuyến, chuyến ngắn nhất 5 ngày, chuyến dài cũng chỉ 7 ngày là cá đã đầy khoang, sản lượng thu được 22 tấn/chuyến. Với giá bán bình quân các loại cá tại thời điểm khai thác là 12.000 đồng/kg, tổng thu 1.580.000.000 đồng; trừ chi phí nguyên vật liệu lãi hơn 500.000.000 đồng. So với tàu chưa lắp máy, thời gian khai thác ngắn hơn 1 - 2 ngày/chuyến, sản lượng khai thác tăng hơn khoảng 5 tấn. Sau những chuyến biển trúng đậm mực, cá... anh em trên tàu vẫn thường nói vui, từ ngày tàu được trang bị máy dò ngang cứ như có thêm "con mắt" dưới đáy tàu có thể nhìn thấu lòng đại dương".

Trên địa bàn tỉnh, số máy dò ngang và máy ra đa được lắp đặt phục vụ khai thác hải sản xa bờ ngày càng nhiều, 100% các tàu khai thác đã lắp đặt máy thông tin tầm xa, do nguồn vốn nhà nước hỗ trợ và ngư dân tự bỏ vốn mua sắm. Mô hình thực hiện đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập 103 - 145% so với khi chưa lắp đặt thiết bị.

Lâu nay, ngư dân Nguyễn Văn Minh (thôn Đại Bắc, xã Quỳnh Long) sử dụng máy dò đứng, mức độ phát hiện đàn khá hẹp, chỉ phát hiện được đàn cá dưới đáy khi tàu đi qua. Sau khi dự lớp tập huấn "Ứng dụng máy dò ngang trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ" do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai, anh Minh mua ngay một máy dò ngang gần 300 triệu đồng. Từ hiệu quả máy dò ngang mang lại cho tàu của các hộ dân đã được hỗ trợ từ năm trước, đến nay, toàn xã Quỳnh Long có thêm 20/43 tàu lưới vây công suất trên 400 CV trang bị máy dò cá hiện đại này; tổng sản lượng đánh bắt hải sản năm 2014 của xã trên 17.000 tấn (tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2013); năm 2015 sản lượng gần 20.000 tấn.

Từ hiệu quả 3 mô hình năm 2014, sang năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vẫn tiếp tục hỗ trợ 3 mô hình ứng dụng thiết bị hàng hải hiện đại. Hiện, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã có công văn gửi thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu để tiến hành lập hồ sơ cho các hộ được hưởng lợi; mục tiêu đề các hộ cần đảm bảo phương tiện nghề phù hợp chương trình hỗ trợ theo Nghị định 02 về khuyến nông.

Anh Trần Trung Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật Khuyến ngư - Trung tâm Khuyến nông Nghệ An cho biết, việc áp dụng và lắp đặt sử dụng thiết bị hàng hải hiện đại vào đánh bắt thủy sản xa bờ đã phát huy hiệu quả tích cực. Các mô hình khuyến ngư lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí quốc gia, để giải quyết khó khăn trước mắt cho ngư dân khi đóng tàu mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp, ngư dân cần nỗ lực để đồng bộ hóa trang thiết bị đánh bắt và vươn khơi dài ngày. 

>> Theo Cục Thống kê Nghệ An, giá trị sản xuất thủy sản tỉnh năm 2011 tăng 9,04%; tổng sản lượng thủy sản năm 2015 ước 145.000 tấn, tăng 45% so kế hoạch. Dự kiến cả giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành thủy sản đạt bình quân 8,5 - 8,7%, vượt kế hoạch.

Việt Hương 
Thủy sản Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay37,650
  • Tháng hiện tại950,196
  • Tổng lượt truy cập93,327,860
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây