Học tập đạo đức HCM

Agribank góp phần giúp gần 316 nghìn lượt hộ xóa đói giảm nghèo thông qua Dự án KFW

Thứ bảy - 22/04/2017 02:22
Ngày 20/4/2017, tại thành phố Ninh Bình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp với Bộ Lao động – TBXH tổ chức Hội nghị Tổng kết, đánh giá Dự án Quỹ tín dụng xóa đói giảm nghèo theo hướng tự cứu KFW.
Tới dự có ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động- TBXH; ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; ông Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội; cùng đại diện một số các bộ, ngành. Về phía Agribank, có sự tham dự của ông Nguyễn Hải Long, Phó Tổng Giám đốc cùng đại diện lãnh đạo và cán bộ của 16 chi nhánh Agribank phối hợp thực hiện Dự án.
 
 
 Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động –TBXH khai mạc Hội nghị
 
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH khẳng định các mục tiêu của Dự án cơ bản đã hoàn thành, góp phần cung cấp nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả tốt. Bên cạnh đó, Dự án góp phần nâng cao nhận thức của người nghèo tự vươn lên thoát nghèo, từng bước hoàn thiện cơ chế điều hành hoạt động cho vay của một tổ chức tín dụng. Ông cũng đánh giá cao trách nhiệm của các bên trong việc tham gia Dự án, sự đóng góp của hai ngành Lao động- TBXH và Agribank. Các cán bộ của Agribank đã xuống tận địa phương tìm hiểu đối tượng cho vay, xử lý tốt vấn đề nợ xấu, thể hiện sự vào cuộc đầy trách nhiệm của Agribank. Đồng thời ông mong rằng các bên cùng nhìn lại toàn diện vấn đề đặt ra, và thảo luận cho ý kiến từ thực tiễn thực hiện dự án, chất lượng dự án để giúp các cơ quan trung ương có cách thức thúc đẩy các chương trình tín dụng khác. 

 

Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Hải Long phát biểu tại Hội nghị
 
Ông Nguyễn Hải Long, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết: Từ khi thành lập đến nay, Agribank luôn giữ vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam với quy mô tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động trên 930 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ trên 760 nghìn tỷ đồng, mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc. Đến ngày 31/3/2017, Agribank có quan hệ đại lý với 847 ngân hàng tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời triển khai thực hiện trên 40 dự án tín dụng quốc tế từ các nhà tài trợ WB, ADB, AFD, KFW...
 
 
Trao tặng Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho 7 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Dự án KFW
 
Agribank tham gia Dự án xóa đói giảm nghèo KFW pha I, II, III từ năm 1995 và là ngân hàng thương mại duy nhất tại Việt Nam giải ngân nguồn vốn Dự án. Dự án đã được triển khai tới các Chi nhánh của Agribank với hiệu suất cao, doanh số cho vay lũy kế đạt trên 1.200 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Dự án đã tạo thêm trên 120 nghìn việc làm cho người lao động, đưa nguồn vốn tới tận tay các hộ nông dân nghèo, giúp họ vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, Dự án cũng hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Agribank và có ảnh hưởng sâu rộng tới các Chi nhánh thuộc các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Thông qua nguồn vốn Dự án, Agribank đã mở rộng thêm hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn, dần tăng tỷ  lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn lên 70% tổng dư nợ cho vay.

 

Toàn cảnh hội nghị
 
Ông Nguyễn Hải Long cũng mong rằng, trong thời gian tới Ngân hàng Tái thiết Đức KFW, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động – TBXH quan tâm hỗ trợ thêm nhiều dự án nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được triển khai ở Việt Nam.
 
Dự án Quỹ tín dụng xóa đói giảm nghèo theo hướng tự cứu được Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2015, với tổng số tiền 22 triệu DM, trong đó cơ quan chủ Dự án là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan thực hiện dự án Agribank. Dự án được chia thành 3 pha: Pha I thực hiện từ năm 1994 -2009 tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, triển khai ở 18 huyện, 116 xã, số tiền 52,6 tỷ đồng; Pha II thực hiện từ 1995-2009 tại 6 tỉnh (nay là 8 tỉnh): Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và Bắc Kạn, với 33 huyện, 130 xã, tổng kinh phí  35,2 tỷ đồng. Pha III thực hiện từ năm 2001-2015 tại các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, với 27 huyện, 200 xã, tổng kinh phí 75,6 tỷ đồng. 
 
Theo: Thục San/kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập419
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm418
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,238
  • Tổng lượt truy cập92,030,967
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây