Học tập đạo đức HCM

An toàn hồ đập thủy điện: Tăng cường kiểm tra, nỗi lo thành nhỏ

Thứ bảy - 22/07/2017 04:30
Việc chủ động chuẩn bị các phương án ứng phó, tăng cường công tác kiểm tra tại các hồ thủy điện của cơ quan quản lý nhà nước, của Bộ Công Thương đã giúp nỗi lo mất an toàn hồ, đập thủy điện của người dân vào mỗi mùa mưa bão được giảm đi rất nhiều.

Việt Nam hiện có  hơn 400  thủy điện đang vận hành, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 37 thủy điện, số còn lại là của các doanh nghiệp khác. Trên thực tế, trước đây do nhiều nguyên nhân, một số nhà máy thủy điện tư nhân đầu tư đã sơ sót trong xây dựng, hoặc trong quá trình vận hành để vỡ đập, hoặc điều tiết nước qua tràn của đập nhưng chậm cảnh báo gây lũ chồng lũ, làm thiệt hại và gây tâm lý “bất ổn” cho người dân, cũng như cộng đồng xã hội.

Nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy điện, trong đó có an toàn hồ đập, điều tiết nước theo quy trình liên hồ chứa, tránh tình trạng lũ chồng lũ, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ lưu, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, bão lụt; đồng thời thành lập đoàn công tác đến các địa phương, kiểm tra hầu hết các thủy điện trọng điểm. Bản thân các chủ hồ thuộc EVN cũng đã chủ động triển khai các phương án phòng chống bão lũ. Đơn cử như Công ty thủy điện Buôn Kuop (quản lý 3 thủy điện ở Đăk Lăk và Đăk Nông) đã xây dựng phương án phòng chống lụt bão, tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai cùng ứng cứu thực tế; lắp đặt thêm nhiều hệ thống cảnh báo từ xa qua điện thoại...

Từ đầu mùa mưa bão năm nay, thông điệp được truyền đi từ Bộ Công Thương về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã liên tục nhấn mạnh trọng tâm vào việc chủ động tăng cường kiểm tra, rà soát các công trình, đồng thời chuẩn bị phương án, nguồn lực ứng cứu kịp thời. Đặc biệt, đối với các công trình thủy điện thì vận hành hồ chứa tuân thủ nghiêm quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ; tăng cường công tác cảnh báo khi vận hành xả lũ; thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình trước, trong, sau các đợt mưa, lũ, sự cố và khắc phục kịp thời các tồn tại có nguy cơ mất an toàn cho đập, nhà máy là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm236
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,343
  • Tổng lượt truy cập85,139,379
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây