Học tập đạo đức HCM

Bắc Kạn, thành phố xanh tương lai

Chủ nhật - 17/05/2015 20:34
Nằm tại trung tâm Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp.
Cũng nhờ tái cơ cấu nông, lâm nghiệp đúng hướng, kịp thời đã góp phần thúc đẩy SX phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.
Đột phá nông nghiệp
Là tỉnh vùng cao, hơn 95% quỹ đất là núi, đồi; trước năm 1997, nông dân tỉnh Bắc Kạn quen lối SX cũ là tự sản tự tiêu, với bộ giống cây trồng lạc hậu, sức đề kháng sâu bệnh và tự nhiên rất kém, năng suất thấp, thậm chí còn mất mùa.
Do đó, lương thực thu được hằng năm ít, không tương xứng với công sức lao động, bởi lương thực quy thóc theo bình quân đầu người chưa đạt 300 kg/năm. Cùng với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển tự phát, chưa thành hàng hóa, dẫn đến đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn.
Bước sang năm 1998, chính quyền Bắc Kạn thúc đẩy tái cơ cấu giống cây lương thực đối với 2 loại cây trồng có hạt chủ lực đó là lúa, ngô. Cùng với đó là đẩy mạnh tiến bộ khoa học đối với cây trồng có hạt. Lấy trọng tâm là các giống ngô, lúa lai năng suất cao đã trồng thành công tại các tỉnh vùng cao để đưa về Bắc Kạn trồng theo các mô hình thử nghiệm, trình diễn.
Chỉ sau 3 năm thực hiện, đến năm 2001, Bắc Kạn có hơn 80% giống lúa lai và hơn 95% giống ngô lai năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, đã được nông dân hưởng ứng gieo trồng, góp phần tạo nên các mùa vụ bội thu, không chỉ đảm bảo an sinh xã hội mà còn tạo nên sản phẩm hàng hoá có hạt chất lượng cao, phục vụ nhu cầu thị trường như gạo bao thai Chợ Đồn; ngô ở các huyện Na Rì, Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn…
Nếu như trước năm 1997, lương thực quy thóc đạt 280 kg/người/năm thì đến năm 2014 đạt 555 kg/người/năm. Nhiều xã, thôn ở các huyện Na Rì, Bạch Thông, Chợ Mới đã đạt tới 800 kg/người/năm.
Nghề rừng phát triển
So với các tỉnh trong khu vực Việt Bắc, quỹ đất rừng và đất lâm nghiệp Bắc Kạn rất lớn, với 432.387 ha. Trong đó có 303.675 ha đất được quy hoạch SX lâm nghiệp, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp và phát triển nghề rừng.
Đến hết năm 2014, Bắc Kạn đã có 99.585 ha rừng trồng, tuổi rừng từ 1 đến 16 năm. Những cây trồng chủ lực vẫn thuộc nhóm cây ngoại lai quen thuộc như cây keo có 20.462 ha, nhóm các loại hỗn giao giữa cây bản địa và ngoại lai như: lát, quế trồng xen canh khoảng hơn 11.000 ha, còn nhóm cây bản địa phổ biến nhất như: Chè Shan tuyết, hồi, trám, xoan ta, bồ đề, thông là hơn 60.000 ha. Ngoài ra, còn số ít những cây quý hiếm như lát hoa, đinh, nghiến đã được số ít người dân tự trồng phân tán trong vườn rừng ở nơi gần nhà.
Đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 16/5, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Kạn, hàng vạn người dân Bắc Kạn và du khách đã tới dự Lễ công bố thành lập TP Bắc Kạn trực thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Trồng rừng phát triển mạnh từ năm 2010 đến 2015, bởi giá gỗ nguyên liệu cao, khuyến khích người dân yêu quí nghề rừng hơn, giúp cho độ che phủ đạt từ 61% năm 2009 lên 72% vào năm 2015.
Do đó, sản lượng gỗ được khai thác hằng năm đạt bình quân từ 230.000 đến 250.000 m3 gỗ nguyên liệu, phục vụ cho các cơ sở SX gỗ công nghiệp tại Bắc Kạn có việc làm thường xuyên.
Thành phố xanh tương lai
Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập, công cuộc xây dựng TX Bắc Kạn khẩn trương diễn ra ở mọi tuyến đường, ngõ hẻm, bằng cả nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa.

 
23-34-14_
Lễ công bố thành lập TP Bắc Kạn
 
Mặc dù đô thị hóa phát triển nhanh, thế nhưng cả chính quyền và người dân Bắc Kạn vẫn giữ được những nét cơ bản của một thị xã vùng cao, không phá vỡ cảnh quan tự nhiên của núi rừng ven khu dân cư.
Chính cây rừng tự nhiên nối liền với những hàng cây xanh được trồng theo quy hoạch nằm gọn trong đô thị, tạo nên sự khác biệt so với các thị xã, thành phố khác trong khu vực Việt Bắc, góp phần tạo nên một thành phố xanh, sạch trong tương lai.
Sự nỗ lực đó của Đảng bộ, chính quyền và người dân Bắc Kạn đã góp phần thúc đẩy một thị xã nghèo, từ những thung lũng nhiều cỏ cây, núi đồi hoang sơ để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh và nhanh chóng trở thành cầu nối kinh tế trong khu vực các tỉnh Việt Bắc.
Các hoạt động giao thương kinh tế phát triển mạnh mẽ đã giúp cho TX Bắc Kạn có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt từ 19 đến 20%/năm, thu nhập bình quân đầu người dân thị xã đạt khoảng 22 triệu đồng/năm.
Trên cơ sở những nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và người dân Bắc Kạn, ngày 11/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về Đề án thành lập TP Bắc Kạn trực thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay11,518
  • Tháng hiện tại325,208
  • Tổng lượt truy cập90,388,601
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây