Học tập đạo đức HCM

XDNTM: Bắt đầu từ việc hiếu, hỷ

Chủ nhật - 17/05/2015 00:52
KTNT - Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Từ nhiều năm nay, tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) có một làng quê được đánh giá là “điểm sáng” trong việc thực hiện vấn đề này. Đó là làng Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai.

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Một đám cưới được tổ chức theo hướng văn minh, tiết kiệm ở Nhân Hòa.

Hơn 20 năm trước, cũng như nhiều làng quê, việc ăn uống tại các đám tang trong làng Nhân Hòa diễn ra khá phổ biến. Có những đám tang kéo dài vài ngày và số lượng cỗ lên đến cả trăm mâm, gây phiền hà và tốn kém cho gia chủ.

Nhận thấy sự bất cập đó, các cụ cao tuổi trong làng đã họp bàn và đi đến thống nhất, đối với đám tang trong làng, người dân đến phúng viếng và chia buồn với hiếu chủ chứ không ăn cỗ. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt (người thân ở xa chưa về kịp), còn lại người chết không lưu trong nhà quá 24 giờ. “Nghị quyết” của dân làng ngay lập tức được các gia đình thực hiện hiệu quả và đi vào nề nếp từ 20 năm nay.

Tiếp đến là việc cưới (việc hỷ), người dân làng Nhân Hòa nhận thấy cũng cần cắt bớt sự rườm rà không cần thiết. Trước đây, bất kỳ đám cưới nào, buổi chiều ngày “bắc rạp” (chuẩn bị cho hôm sau là ngày lễ thành hôn), gia đình phải phân công từng nhóm con, cháu đi mời dân làng buổi tối đến ăn trầu, uống nước và mừng cho gia chủ. Nghe thì đơn giản, nhưng việc đi mời cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức; đôi khi người đi mời không đến nơi đến chốn còn bị dân làng chê trách.

Bởi vậy, gần 10 năm trước, để bớt đi công đoạn này mà vẫn trọn vẹn “tình làng, nghĩa xóm”, các cụ cao tuổi trong làng lại họp bàn cùng dân làng, rồi đi đến thống nhất: Nội dung mời sẽ được truyền tải đến dân làng qua hệ thống loa truyền thanh; còn đối với họ hàng thân thích, gia chủ vẫn phải đi mời.

Thời gian đầu, không ít người dân tỏ ra bức xúc vì cho rằng, đối với việc hiếu thông báo trên loa truyền thanh còn được, đằng này việc hỷ mà lại mời trên loa truyền thanh. Tuy nhiên, sau một thời gian, mọi người nghe cũng thấy quen, rồi đi vào nề nếp.

Hạn chế số lượng cỗ cưới

Khoảng 3 năm nay, mỗi khi trong làng có đám cưới, người dân  chỉ đến uống nước, chia vui và có quà mừng từ tối hôm trước chứ không đến ăn cỗ hôm sau. Đây thực sự là chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới ở làng Nhân Hòa. 

Hầu hết mọi người trong làng đều nhận thấy khi kinh tế đã khấm khá hơn, đời sống vật chất được cải thiện thì nhu cầu về ăn uống không còn là vấn đề lớn. Đối với không ít người trong làng việc đi ăn cỗ trở thành sự mệt mỏi. Bên cạnh đó, người dân cũng nhận thấy, đúng ý nghĩa thì làm cỗ là để mọi người đến dự và mừng cho gia chủ, nhưng lâu nay hình như vẫn nặng về hình thức “trả nợ miệng” và không tránh khỏi xì xào bàn tán “cỗ nhà này to, cỗ nhà kia bôi bác”.

Từ thực tế đó, nhân dân trong làng Nhân Hòa đã thống nhất: Để tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tất cả các đám cưới trong làng vẫn tổ chức tiệc mặn vào ngày chính tiệc nhưng thành phần dự tiệc chỉ là người trong họ hàng nội, ngoại, bạn bè thân thiết của gia chủ, còn dân làng chỉ đến ăn trầu, uống nước và mừng cho gia chủ vào buổi tối hôm bắc rạp.

Hiệu quả mà “nghị quyết” làng Nhân Hòa đề ra là “dân làng chỉ mừng nhưng không ăn cỗ” thật lớn. Trước đây, bình quân mỗi đám cưới trong làng vào ngày chính tiệc làm đến cả trăm mâm cỗ thì nay chỉ còn vài chục mâm. Nhưng không vì thế mà không khí trong ngày lễ thành hôn bớt đi sự vui vẻ, hay kém phần trang trọng. 

Mỗi đám cưới vẫn nhận được đầy đủ sự chúc mừng, chia vui của người dân trong làng; món quà mừng của người dân trong làng thật sự mang ý nghĩa nhằm góp phần tạo chút vốn để đôi bạn trẻ bắt tay vào xây dựng tổ ấm hạnh phúc lâu dài, chứ không còn mang nặng hình thức “trả nợ miệng”. Trong khi đó, gia đình có đám cưới cũng bớt phải chạy đôn, chạy đáo lo đám cưới, gây tốn kém, lãng phí.

Việc làm này cần được các địa phương học tập, nhân rộng, góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Theo: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập524
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,443
  • Tổng lượt truy cập92,044,172
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây