Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới tại xã Tân An (Tân Kỳ, Nghệ An): Tập trung vào các tiêu chí mềm

Thứ bảy - 16/05/2015 05:17
Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ đạt 4/19 tiêu chí và trong điều kiện nguồn lực có hạn, xã Tân An (Tân Kỳ, Nghệ An) đã quyết định chọn các tiêu chí mềm như giảm hộ nghèo, nâng cao thu nhập của người dân... để tập trung thực hiện trước. Lấy kết quả đó làm nguồn lực để “cứng hóa” cơ sở hạ tầng.

Thông suốt nhận thức của dân

Xã Tân An nắm về phía tây- bắc và cách trung tâm huyện Tân kỳ 10km, được thành lập ngày 25.11.1095 theo Nghị định 83/CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ Nông trường An Ngãi. Xã có địa bàn rộng, dân cư thưa, phân bổ không đều, có 6/14 xóm thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu do Nông trường An Ngãi đầu tư xây dựng từ những năm 1970 của thế kỷ trước nay đã xuống cấp trầm trọng.

 

Tap trung vao cac tieu chi mem
Nhân dân xóm Tân Sơn, xã Tân An tự nguyện tháo dỡ bờ tường xây để mở rộng đường giao thông. T.C
Đánh giá cao tầm quan trọng của việc nhận thức rõ mục đích, nội dung, xác định rõ chủ thể của Chương trình xây dựng NTM, xã đã trung tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ xây dựng NTM không phải là một dự án đầu tư của Nhà nước mà là chương trình tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó người dân là chủ thể, chủ trương của Đảng, Nhà nước mang tính định hướng, nguồn vốn của Nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ.

 

Sau 3 năm triển khai, tính đến tháng 4.2015 xã đã đạt 14/19 tiêu chí, tăng thêm 10 tiêu chí so với năm đầu thực hiện đó là. Vận động nhân dân hiến trên 60.000m2 đất để xây dựng đường giao thông, trường học, hội quán và các công trình phúc lợi khác; vận động nhân dân san lấp mặt bằng, đóng góp cát sỏi, ngày công làm được 10km đường bê tông trong đó có những tuyến đường nhân dân đóng góp từ 8- 9 triệu đồng/hộ.

“Mềm hóa” phát triển kinh tế

Với phương châm “cứng hóa hạ tầng cơ sở, mềm hóa trong phát triển kinh tế”, qua 3 năm xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn xã đã thay đổi rõ rệt. Trung tâm xã được bố trí khoa học với 4 khu vực rõ rệt đó là: Khu vực hành chính xã và trường tiểu học, khu vực ngân hàng, bưu điện và trường mầm non, khu vực trường trung học phổ thông và trường trung học cơ sở, khu vực chợ và dịch vụ- thương mại, hình thành nên dáng dấp của một thị tứ ở một xã nông thôn miền núi.

Để có được những kết quả trên, trong quá trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã đã có những chủ trương, quan điểm chỉ đạo phù hợp đó là rà soát, lựa chọn tiêu chí để thực hiện lộ trình hàng năm, với phương châm thực hiện các tiêu chí “dễ trước, khó sau”. Chính vì vậy, xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện các “tiêu chí mềm” như về giảm hộ nghèo, tạo ra nhiều việc làm cho người dân để nâng cao thu nhập... Với các tiêu chí khó, Đảng ủy đề ra nghị quyết “chuyển đổi một số diện tích đất phù hợp phục vụ cho phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng sản xuất tập trung cho những cây, con chủ lực ở địa bàn như cây cao su, cây mía, cây ăn quả, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò, gia cầm”. Định hướng cho nông dân phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp theo mô hình trang trại, gia trại. Với quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân cùng với sự phối hợp có hiệu quả của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Ngãi, xã đã chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi đất rừng lùm bụi, đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây cao su, cây ăn quả có múi rất hiệu quả. Trong quá trình chỉ đạo đã phát huy dân chủ, nhân dân tham gia bàn bạc và đồng thuận cao với chủ trương của xã và công ty, đến nay trên địa bàn xã có 485ha cao su, 22,6ha cây ăn quả có múi, tạo ra hơn 1.000 lao động có việc làm thường xuyên trong lĩnh vực nông nghiệp,... bước đầu giải quyết được tình trạng ly hương, nông dân đã năng động hơn trong làm ăn phát triển kinh tế, đã có nhiều hộ thu nhập từ cây cao su, cây ăn quả, từ vườn hộ mỗi năm từ 150-300 triệu đồng. Số hộ gia đình xây được nhà cao tầng, nhà kiên cố có công trình vệ sinh khép kín đã tăng từ 2-3 lần so với năm 2010.

 Đến nay trên địa bàn xã có 485ha cao su, 22,6ha cây ăn quả có múi, tạo ra hơn 1.000 lao động có việc làm thường xuyên trong nông nghiệp, với tổng đàn trâu bò gần 1.500 con, 120ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay16,012
  • Tháng hiện tại329,702
  • Tổng lượt truy cập90,393,095
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây