Học tập đạo đức HCM

Cờ Đỏ rợp bóng cờ

Thứ sáu - 15/05/2015 06:03
Vốn là địa phương có truyền thống cách mạng lâu đời, dịp này người dân huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) từng bừng kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc. Sau 40 giải phóng đất nước, Cờ Đỏ là một trong những huyện phát triển mạnh về kinh tế nông nghiệp, đứng đầu là cây lúa. Nhân dịp này, phóng viên báo Kinh tế nông thôn có buổi trao đổi với bà Hoàng Kim Cương, Chủ tịch UBND huyện về tình hình phát triển kinh tế cũng như các dự án nông nghiệp tương lai trên địa bàn huyện.

Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp. Bà có thể cho biết cụ thể tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp  tại địa phương thời gian qua?

Huyện chúng tôi có lợi thế về giao thông đường thủy và đường bộ, đặc biệt tuyến kinh Đứng và kinh xáng Thốt Nốt, đây là hai tuyến giao thông thủy quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thương mại, nhất là các loại hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng được sản xuất tại địa phương.

Toàn huyện có 26.000ha lúa nhưng làm trong 3 vụ nên tổng diện tích thu hoạch lên đến 65.000ha. Tuy mỗi năm toàn huyện giảm khoảng 7-8% diện tích nông nghiệp nhưng năng suất lại tăng, lúa đạt chất lượng xuất khẩu khoảng 98%. Cờ Đỏ hiện có 12.000ha đất trồng lúa của các nông trường và 14.000ha thuộc các hộ nông dân. Tuy huyện có lợi thế trồng lúa nhưng chỉ trồng ở vùng trũng; còn một số vùng cao, chúng tôi khuyến khích nông dân trồng xen cây mè (vừng) đen. Năm 2010, thu nhập từ mè đen đạt 58 triệu đồng/ha; năm 2015, con số này sẽ tăng lên 127 triệu đồng/ha.

Thưa bà, trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp?

Do thế mạnh về nông ngiệp và giao thông nên trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xay xát như: Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty Trung An, Công ty Trung Thạnh, Lâm trường Sông Hậu… và 11 doanh nghiệp có cánh đồng mẫu, trong đó Vinamcam Cờ Đỏ và Công ty Thương mại Tân Thành là hai đơn vị thu mua bao tiêu lúa cho nông dân khá tốt, tạo điều kiện cho các hộ nông dân làm lúa chỉ có lời, không thua lỗ.

Được biết, trong tương lai, Cờ Đỏ có nhiều dự án kêu gọi đầu tư liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Bà có thể cho biết cụ thể các dự án đang chuẩn bị kêu gọi đầu tư?

Trên địa bàn huyện hiện có một số dự án nông nghiệp do TP.Cần Thơ quản lý đang kêu gọi chuẩn bị đầu tư như: Khu công nghiệp cao về nông nghiệp, có diện tích 200ha. Dự án KCN nông nghiệp cao 3, Khiệp cao 2…

Hy vọng khi các dự án hoàn thành, sẽ thu hút và tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương.

Trong các dự án chuẩn bị đầu tư, có dự án nào chủ đầu tư là UBND huyện Cờ Đỏ, thưa bà?

Trong các dự xây dựng phát triển có dự án khu dân cư cho người Khmer do UBND huyện làm chủ đầu tư. Đây là công trình dân sinh xã hội, giúp người dân có nơi ăn chốn ở ổn định.

Bà có thể cho biết, vì sao Cờ Đỏ lại đưa ra dự án xây dựng khu dân cư cho người Khmer?

Có 2 lý do mà huyện quyết định xây dựng khu dân cư cho người Khmer. Người Khmer ở Cờ Đỏ đa số không có đất ở và đất sản xuất nên họ thường sống lang thang, chính đối tượng này đã đẩy tỷ lệ hộ nghèo của huyện lên đến 15%. 

Dựa vào Quyết định 74 của TP. Cần Thơ, để giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện, bắt buộc chúng tôi phải nghĩ cách xây dựng chương trình an sinh xã hội cho đối tượng là người Khmer. Để người Khmer không sống lang thang, chỉ còn cách xây dựng khu dân cư cho họ sống tập trung.

Theo đó, trong kế hoạch 5 năm của huyện, chúng tôi đã sử dụng chương trình giảm nghèo từ ngân sách nhà ở là 10 triệu đồng và đất sản xuất là 25 triệu đồng, hai khoản này cộng lại để xây một căn hộ ở khu dân cư. Từ nguồn ngân sách kết hợp, huyện lên kế hoạch xây dựng 136 căn hộ tại khu dân cư cho người Khmer nhưng hiện tại chỉ hoàn thành được 36 căn để đưa người Khmer vào sinh sống. Khi đưa người Khmer vào khu dân cư, chúng tôi phải quy hoạch thành khu văn hóa, trong đó có làng nghề đan lục bình, đua ghe Ngo, biểu diễn nghệ thuật Khmer, ẩm thực… để cho khách đến huyện Cờ Đỏ có điểm tham quan, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người Khmer...

Xin chân thành cám ơn bà về cuộc trò chuyện này!
 

Theo: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay31,078
  • Tháng hiện tại838,109
  • Tổng lượt truy cập88,193,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây