Học tập đạo đức HCM

Bình Liêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng: Tổ chức phát triển sản xuất hàng hóa

Thứ năm - 12/01/2017 01:53
Mặc dù còn gặp không ít khó khăn do hệ thống hạ tầng yếu và chưa đồng bộ; trình độ dân trí không đồng đều nhưng thời gian qua, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) vẫn gặt hái được nhiều thành công trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Để hiểu hơn về những nỗ lực của địa phương, phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Bá Bắc, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu xung quanh những kết quả đạt được của chương trình này.

Ông có thể đánh giá khái quát những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội mà huyện Bình Liêu đạt được trong những năm qua?

Kinh tế của huyện duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và có những chuyển biến tích cực, trong 10 tháng năm 2016, tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 13,46%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng và tương đối toàn diện ở các lĩnh vực, với tổng giá trị sản xuất ước đạt 597,2 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 110,05 tỷ đồng. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, trong đó, đáng chú ý là nhiều sản phẩm có thế mạnh của huyện đã xây dựng thành thương hiệu hàng hóa như đặc sản miến dong, dầu sở, mật ong,… Thu ngân sách trên địa bàn bình quân đạt 150 tỷ đồng/năm.

Du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, đặc biệt là hoạt động tạo điểm nhấn về du lịch. Trong 10 tháng năm 2016, số lượng khách đến Bình Liêu đạt hơn 42 vạn lượt, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ liên quan đến du lịch ước đạt trên 7.800 triệu đồng.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ tiếp tục có bước phát triển. Giáo dục - đào tạo được chú trọng, tiếp tục giữ ổn định cả về quy mô và chất lượng, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục các bậc học từ năm 2000 đến nay, gắn với chú trọng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (toàn huyện có 15/27 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 55,6%).

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả nổi bật huyện Bình Liêu đạt được là gì, thưa ông?

Nhận thức được chương trình XDNTM là một nhiệm vụ quan trọng, có tác động toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, 5 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đã quán triệt chỉ đạo của tỉnh, tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng nhân dân và sự ủng hộ của các địa phương, ban ngành, đoàn thể, Bình Liêu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thể hiện ở một số nét nổi bật sau:

Trung bình các xã đã thực hiện hoàn thành 10/19 tiêu chí và 25/39 chỉ tiêu, tăng 8 tiêu chí và 20 chỉ tiêu so với hiện trạng năm 2010. Một số tiêu chí được nâng cao về chất lượng (tiêu chí số 2 về giao thông: đã đầu tư làm mới được trên 20km đường giao thông liên thôn và ngõ xóm; tiêu chí số 3 về thủy lợi: tỷ lệ kiên  cố hóa tăng từ 18,86% năm 2011 lên 46% năm 2014). Đặc biệt, tiêu chí số 10 về thu nhập của người dân khu vực nông thôn đã tăng từ 8,8 triệu đồng/người (năm 2010) lên gần 15 triệu đồng/người (năm 2015). Đáng chú ý là phong trào tự nguyện hiến đất để mở các tuyến đường giao thông liên thôn, xã và công trình công cộng tại một số xã phát triển mạnh, nhân dân đã hiến hàng nghìn mét vuông đất và góp nhiều ngày công tu sửa cầu cống, đường giao thông, tạo không khí sôi nổi thực hiện cuộc vận động xóa bỏ những thói quen, tập quán lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất do cấp ủy phát động. Bên cạnh đó, các phong trào không thả rông gia súc, sinh hoạt hợp vệ sinh luôn nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XDNTM, huyện gặp rất nhiều khó khăn như, hệ thống hạ tầng còn thiếu, trình độ dân trí thấp, trên 95% dân số là người dân tộc thiểu số; mật độ dân thưa, đặc biệt là các thôn, bản vùng cao; hình thức tổ chức sản xuất đơn giản, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều thói quen, tập quán lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất đã “ăn sâu bám rễ” trong nếp sống của một bộ phận nhân dân bởi vậy chúng tôi xác định, thực hiện tiêu chí về thu nhập là khó khăn nhất. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, chúng tôi tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, xác định cây trồng - vật nuôi chủ lực để phát triển sản xuất hàng hóa. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện đề án “mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho địa phương.

Trong thời gian tới, huyện ưu tiên những giải pháp nào để hoàn thành thắng lợi Chương trình XDNTM, thưa ông?

Để hoàn thành mục tiêu XDNTM đến năm 2020, chúng tôi xác định các nhóm giải pháp quan trọng sau: Tập trung huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, thôn; tăng nguồn lực đầu tư cho các xã 135; tập trung các giải pháp phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân; bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn;… Chặng đường phía trước còn dài, khối lượng công việc còn nhiều nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm hoàn thành chương trình đúng kế hoạch.

Xin chân thành cảm ơn ông! Chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Liêu về đích đúng kết hoạch.

Theo: Nghĩa - Thuỷ/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm355
  • Hôm nay32,723
  • Tháng hiện tại159,285
  • Tổng lượt truy cập85,066,321
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây