Học tập đạo đức HCM

“Cách mạng” nông nghiệp ở Văn Hoàng

Thứ ba - 01/04/2014 10:08
Không phải là tiêu chí trực tiếp trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhưng việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) lại có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các tiêu chí khác. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng NTM xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã quyết tâm làm một cuộc cách mạng trong công tác DĐĐT, góp phần tạo nên một bộ mặt hoàn toàn mới trong xây dựng NTM của xã.
 
 
BCĐ xây dựng Nông thôn mới xã chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa
 
Chọn hướng đi phù hợp
 
Ông Nguyễn Hữu Chi, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Trưởng BCĐ xây dựng NTM xã Văn Hoàng chia sẻ: Trước đây, tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ đã kéo theo biết bao hệ lụy, gây khó khăn trong quá trình sản xuất tại địa phương. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng được đào đắp từ lâu đã xuống cấp, cũ kỹ, sạt lở, chắp vá tạm bợ. Vì thế, BCĐ xác định việc DĐĐT sẽ không tách rời việc đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng và coi đó là khâu đột phá để thực hiện việc DĐĐT thành công. Quá trình đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng phải đảm bảo theo quy hoạch xây dựng NTM. 
 
Tuy nhiên, DĐĐT không phải việc dễ dàng và khó có thể thành công ngay trong một sớm một chiều, bởi khó khăn đến từ nhiều phía, ông Nguyễn Hữu Chi cho biết thêm: Công tác DĐĐT phức tạp, động chạm đến quyền lợi trực tiếp của nông dân. Việc một số hộ trước đây được giao đất ở vị trí tốt, thuận tiện trong sản xuất, ruộng ven các trục đường giao thông nên nhiều người đã cản trở công tác DĐĐT. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn có suy nghĩ là 5% trên tổng số ruộng của gia đình sẽ được xây nhà và hứa hẹn sẽ mang lại khoản thu nhập cao. Đây chính là khó khăn rất lớn, cản trở công tác DĐĐT tại địa phương.
 
Để thực hiện mục tiêu giao ruộng cho nhân dân xong trong năm 2012 thì công tác DĐĐT, thủy lợi nội đồng phải xong trước thời điểm giao ruộng tại thực địa, nên sau khi bàn bạc dân chủ được đồng thuận của nhân dân và phương án DĐĐT toàn xã được UBND huyện phê duyệt, UBND xã đã chỉ đạo các đơn vị thi công đào đắp đẩy nhanh tiến độ thi công để các tiểu ban ở thôn thực hiện giao ruộng cho dân. Vì vậy, các đơn vị thi công đã huy động tối đa nhân lực để thi công xong trước tiến độ. 
 
Quyết liệt thực hiện 
 
Ngay trong những ngày đầu tháng 11, 12-2012, trên những cánh đồng ruộng của xã Văn Hoàng mỗi ngày có trên 20 máy xúc lớn nhỏ thi công. Cả cánh đồng lúc đó như một công trường khổng lồ. Ban Giám sát cộng đồng, đơn vị tư vấn giám sát thường xuyên có mặt tại công trình để thực hiện giám sát, kịp thời khắc phục các sai sót trong thi công. Mặt khác, đơn vị tư vấn, thiết kế cũng thường xuyên thực hiện giám sát để đảm bảo thi công đúng thiết kế. Vì vậy, tất cả các dự án DĐĐT, thủy lợi nội đồng đều đảm bảo vượt tiến độ, đào đắp đúng kỹ thuật, đúng thiết kế. Khi kết thúc nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng có đầy đủ chữ ký của các đơn vị như Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, giám sát cộng đồng, các thành phần của thôn, xã, nhà thầu thi công theo hướng dẫn của UBND huyện. 
 
Xác định công tác DĐĐT là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, "cuộc cách mạng” về nông nghiệp, nông thôn, nông dân nên chưa đầy 3 tháng triển khai quyết liệt, 100% các thôn trong xã đã bốc thăm và nhận ruộng ngoài thực địa. Ông Đặng Huy Giáp, Chủ tịch UBMTTQ xã Văn Hoàng cho rằng, một trong những bí quyết giúp Văn Hoàng thành công với cuộc cách mạng nông nghiệp là việc mạnh dạn đổi mới công tác cán bộ. Huyện ủy đã luân chuyển đồng chí Chánh Văn phòng UBND huyện về làm Bí thư Ðảng ủy xã. Nhận nhiệm vụ mới với quyết tâm vực dậy phong trào, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã đã chủ động bàn bạc với đội ngũ cán bộ tại chỗ rà soát, bổ sung quy chế làm việc, chấn chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ, khắc phục các việc tồn đọng, lãnh đạo, chỉ đạo bằng các nghị quyết, chuyên đề...  Sau khi đội ngũ cán bộ được kiện toàn, Ðảng ủy đã huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phong trào xây dựng NTM, đưa Văn Hoàng trở thành một trong những xã dẫn đầu huyện về công tác DÐÐT và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
 
Theo daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập776
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,763
  • Tổng lượt truy cập93,166,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây