Học tập đạo đức HCM

Cẩm Tân - điểm sáng mô hình xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 20/01/2016 01:59
Không có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như các địa phương khác, xã Cẩm Tân (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã xác định thế mạnh của mình là nông nghiệp để phát triển và xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ đó, từ một xã thuần nông nghèo khó, Cẩm Tân đi lên thành điểm sáng về mô hình xây dựng nông thôn mới.

Phân công xây dựng các vùng chuyên canh

Theo Ông Nguyễn Tiến Nhật – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã cho biết, Cẩm Tân là vùng kinh tế nghèo, nằm cách xa trung tâm huyện, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và Dịch vụ, thương mại chưa phát triển. Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, Cẩm Tân là 1 trong 5 xã của huyện Cẩm Thủy được chọn để xây dựng NTM. Từ đó Đảng ủy, UBND xã xác định coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩ sâu sắc tới đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Cẩm Tân đã vận động nhiều nguồn lực và sức dân để xây dựng thành công NTM

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của địa phương nên lãnh đạo xã Cẩm Tân  đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, đồng thời tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về NTM tới các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong xã bằng nhiều hình thức. Từ đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cũng như đề ra phương hướng, mục tiêu để có thể thực hiện xây dựng mô hình NTM vững bền.

Chủ tịch UBND xã – Ông Lê Anh Đức cho biết xã Cẩm Tân có diện tích đất tự nhiên 689,12 ha, với 3.940 nhân khẩu tập trung ở 7 thôn. Dân cư ít với nghề chính là nông nên khi triển khai xây dựng NTM, Ban chỉ đạo đã thúc đẩy nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị  hơn trên cùng diện tích canh tác trước đây như việc xây dựng mô hình sản xuất trồng mía ép, trồng thuốc nam, bắp ngô ngọt,… cho thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/ ha/ năm.

Ngoài chú trọng đến phát triển nông nghiệp, Cẩm Tân còn đẩy mạnh phong trào chăn nuôi như: phát triển trang trại lợn hàng ngàn con, nuôi cá giống, cá thịt trong bể xi măng, chăn nuôi trâu bò là mô hình mới và bước đầu đã có kết quả cần nhân rộng. tỉ lệ xuất khẩu lao động thoát nghèo tăng lên đáng kể. Nhờ biết cách làm ăn nên đời sống nhân dân trong xã ngày một tăng lên.

Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo.

Sau gần 5 năm thực hiện, triển khai NTM, Cẩm Tân đã huy động nhiều tỷ đồng từ nhiều ngân sách và nguồn đóng góp của nhân dân. Từ nguồn vốn này địa phương đã chỉ đạo xây dựng được 0,884 km trục đường nhựa liên xã, trên 16 km đường bê tông liên thôn, 17,6 km đường trục chính nội đồng. Tất cả đã tạo cú hích giúp Cẩm Tân chuyển mình mạnh mẽ trong các hoạt đôạng dịch vụ, sản xuất, giao thương cũng như đầu tư sản xuất cho nông nghiệp.

Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch UBND xã cho biết, “ Để phong trào xây dựng NTM có sức lan tỏa, huy động được sức đóng góp của mọi người dân, địa phương đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn liền với việc học tập và làm theo lời Bác. Dựa trên tinh thần “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, các hoạt động xây dựng NTM đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống cộng đồng dân cư. Đến nay xã Cẩm Tân cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM”.

Điểm nhấn trong công tác “dân vận khéo” ở Cẩm Tân là công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng các tổ hợp tác dịch vụ sản xuất dễ dàng cang tác trong sản xuất nông nghiệp. Kêu gọi người chưa có việc làm ổn định đi xuất khẩu lao động nước ngoài, phát triển khu tái định cư cho các hộ chính sách và có công với cách mạng, xóa đói giảm nghèo đẩy lùi, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,32%, thu nhập bình quân 26,29 triệu đồng/ người/ năm.

Thành công xây dựng NTM ở Cẩm Tân tạo diện mạo mới cho mảnh đất nơi đây vươn lên trong thời kỳ hội nhập. Hệ thống trường học từ bậc mầm non cho tới Trung học cơ sở luôn được đầu tư khang trang, đạt chuẩn quốc gia. Bưu điện, trạm y tế, chợ được xây dựng mới đầy đủ trang thiết bị để phục vụ nhu cầu cho toàn bộ nhân dân trong và ngoài xã, 100% thôn có nhà văn hóa và đạt chuẩn danh hiệu làng văn hóa. Đời sống người dân không ngừng cải thiện đến nay xã đã cơ bản hoàn thành và về đích 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia. Đây là một sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã.

 
Theo Quang Thái/laodongthudo.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập554
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm553
  • Hôm nay75,062
  • Tháng hiện tại811,172
  • Tổng lượt truy cập93,188,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây