Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới trong lòng dân

Thứ tư - 20/01/2016 01:53
Đúng ngày cuối năm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh ký Quyết định số 2513/QĐ-TTg công nhận H. Hòa Vang (TP Đà Nẵng) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đồng thời giao UBND TP Đà Nẵng có trách nhiệm công bố theo quy định và khen thưởng.

 

Nông thôn mới trong lòng dân

Mảnh đất của những kỳ tích

Hòa Vang-một "chấm son" trên bản đồ Tổ quốc được cả nước biết đến với lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu là các trận đánh bắt sống cố vấn Mỹ đầu tiên tại thôn Nam Thành (xã Hòa Phong), trận đánh tiêu diệt 1 đại đội Mỹ tăng cường cơ giới trong công sự đầu tiên trên chiến trường miền Nam tại thôn Gò Hà (xã Hòa Khương)... đã góp phần xứng đáng vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Những chiến công vang dội của quân và dân huyện nhà đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Anh hùng LLVTANND. Tiếp đến, năm 2004, Hòa Vang một lần nữa đạt thêm danh hiệu cao quý Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Đất nước thống nhất, Đảng bộ H. Hòa Vang tiếp tục lãnh đạo nhân dân bắt tay ngay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển sản xuất nhất. Những phong trào khai hoang vỡ hóa, phá dỡ bom mìn, thành lập HTX nông nghiệp, làm công trình thủy lợi lúc bấy giờ đã lấy đi bao giọt mồ hôi nhọc nhằn nhưng đổi lại là mầm hạnh phúc sinh sôi. Giai đoạn 1986-1990, trên cơ sở đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng, Hòa Vang tập trung tháo gỡ, tìm hướng đi thích hợp cho việc phát triển kinh tế- chính trị, văn hóa-xã hội. Từ các giải pháp này, lần đầu tiên sau ngày giải phóng, huyện không còn lo thiếu nguồn lương thực tại chỗ... Và, khi công cuộc đổi mới vừa đi qua ngưỡng cửa ban đầu cũng là lúc Hòa Vang đứng trước bước ngoặc của hành trình phát triển TP: năm 1997 trở thành huyện nông nghiệp của TP trực thuộc T.Ư với 14/19 xã, 5 xã còn lại được chia tách thành lập 2 quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu. Đến năm 2005, Hòa Vang lại tách tiếp 3 xã để thành lập quận Cẩm Lệ... Ngày nay, trong công cuộc chỉnh trang, Hòa Vang là vành đai xanh để nới rộng không gian địa giới cho TP. Nói điều đó để thấy rằng, Đà Nẵng mở rộng không gian đô thị thì Hòa Vang nhanh hơn trong việc đô thị hóa nông thôn mà bằng chứng là bằng nhiều cách làm đầy sáng tạo, quyết liệt, nên chỉ sau một thời gian triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Hòa Vang đã trở thành một trong những huyện NTM đầu tiên của cả nước.

5 năm qua, bộ mặt nông thôn vùng ven TP này thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Nếu năm 2010 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 12,24 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo 12.6% thì đến năm 2015 đạt 27,24 triệu đồng/người/năm (tăng 1,8 lần), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,3%. Đến nay số xã đạt chuẩn NTM là 10/11 xã (tỷ lệ 91%)... Đây là những con số ấn tượng, minh chứng sinh động cho hiệu quả chương trình NTM ở Hòa Vang. Thành công của chương trình, ngoài vai trò lãnh đạo của Đảng và sự gương mẫu, tiên phong, nòng cốt của cán bộ còn là sự đồng lòng, thống nhất cao của người dân, tuyên truyền để người dân hiểu rõ nội dung, phương pháp và cơ chế, chính sách của nhà nước về xây dựng NTM; giúp họ nhận thức được mình là chủ thể trong xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp đô thị. Sự đồng lòng, thống nhất cao đó được biểu hiện rõ nhất thông qua việc người dân hiến gần 180.000m2 đất để làm hơn 190km đường giao thông liên thôn, giao thông kiệt xóm và xây dựng các cơ sở hạ tầng văn hóa...

Nông thôn mới trong lòng dân

Trồng cây xanh tạo cảnh quan tất cả mọi tuyến đường.

Nông thôn mới trong lòng dân

Nông dân Hòa Vang lao động cần cù vươn lên làm giàu.

Không được tự bằng lòng

Đi, tìm hiểu và nghe nông dân Hòa Vang kể chuyện xây dựng NTM đã đọng lại trong chúng tôi biết bao niềm vui, người nông dân đã bước đầu làm chủ được xu hướng sản xuất, duy trì mô hình kinh tế bền vững. Song, cái chính là họ biết suy tính, chịu khó "dầm mưa, dãi nắng" gắn bó với ruộng vườn, mạnh dạn phá bỏ nếp nghĩ cũ và biết tích lũy, thể hiện tinh thần vì xóm làng, vì vùng đất mình đang sống. Tại xã Hòa Châu, mô hình trồng hoa lan cắt cành của anh Nguyễn Xuân Hùng được nhiều người biết đến không chỉ về hiệu quả kinh tế (thu gần 1 tỷ đồng/năm) mà còn là tấm gương chịu khó, dám dấn thân để khẳng định tâm huyết của tuổi trẻ. Tương tự, ở xã Hòa Khương, mô hình nuôi heo công nghệ cao với hệ thống chuồng trại khép kín do anh Nguyễn Duy Tuấn đầu tư, xây dựng gần 2 tỷ đồng; mô hình tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt thôn Phú Sơn 2 với hơn 40 hội viên, xuất bán gần 150 tấn cá các loại với tổng thu nhập hơn 3 tỷ đồng/năm. Ở xã Hòa Tiến, với dự án "Xây dựng vùng sản xuất lúa giống", kinh phí đầu tư gần 500.000USD, người nông dân đã chủ động hơn trong việc sản xuất lúa giống. Dự án giúp cải thiện khả năng sản xuất lúa giống của hơn 4.000 hộ nông dân nâng cao khả năng xử lý lúa giống sau thu hoạch nhằm đạt chất lượng cao hơn và tăng giá trị sản phẩm... Ông Nguyễn Phan Bốn (trú thôn An Châu, xã Hòa Phú) cho rằng, khi chương trình xây dựng NTM triển khai thực hiện tại địa phương cùng nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nghèo như thêm một luồng sức sống mới, hơn 80 hộ dân trong thôn mạnh dạn cải tạo vườn tạp, thay đổi tập quán canh tác. Đất đồi, đất vườn được tận dụng phát triển sản xuất. Bây giờ ở thung lũng miền núi này đã có 3 hộ nuôi cá nước ngọt với diện tích mặt nước 4,5ha, thu lãi bình quân từ 50-70 triệu đồng/năm; 8 hộ trồng thanh long ruột đỏ; 25 hộ làm nghề ươm giống cây trồng với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương; đàn trâu, bò trong thôn cũng lên xấp xỉ 300 con...

Về Hòa Vang những ngày này, có dịp gặp gỡ cán bộ cơ sở và nhân dân, bao giờ cũng vậy họ đều xoay quanh các nội dung xây dựng NTM. Trong những câu chuyện có cả sự hồ hởi và háo hức xen lẫn những băn khoăn, trăn trở trước việc nâng tầm các tiêu chí, nhưng tựu trung lại họ đều thống nhất. Theo ông Đặng Thương, Chủ tịch UBND huyện, Hòa Vang đạt chuẩn NTM tạo nên diện mạo mới, sức sống mới. Không dừng lại ở những gì đã đạt được, chính quyền và nhân dân huyện tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư, phấn đấu đưa xã Hòa Bắc đạt chuẩn NTM vào tháng 6-2016, nâng cao chất lượng các tiêu chí 10 xã đã đạt chuẩn theo hướng bền vững...

Theo An Dương/cadn.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,736
  • Tổng lượt truy cập90,281,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây