Học tập đạo đức HCM

Cần vẽ bản đồ hàng Việt ở nông thôn

Thứ sáu - 03/03/2017 10:53
Những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã phối hợp với các doanh nghiệp (DN) trực tiếp tổ chức Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn hoặc thông qua những hoạt động cụ thể để kết nối người tiêu dùng nông thôn với các DN Việt. Tuy vậy, cần nhiều giải pháp hơn để tiềm năng khu vực nông thôn được tận dụng tối đa.

Nhằm phục vụ nhu cầu hàng hóa Việt cho bà con khu vực nông thôn, miền núi, chỉ tính riêng trong dịp cuối năm 2016, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức hơn 300 chuyến bán hàng lưu động tại 18 huyện, thị xã và các khu công nghiệp trên địa bàn thủ đô; 22 phiên chợ Việt và hơn 100 chuyến bán hàng lưu động về khu vực nông thôn, ngoại thành, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất... Chia sẻ về mục đích tổ chức các chương trình này, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, khu vực nông thôn, KCN là thị trường còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do vậy, các phiên chợ hàng Việt là cơ hội để DN mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Nielsen Việt Nam, thị trường nông thôn rất tiềm năng đối với ngành bán lẻ. Nhu cầu tiêu dùng của nhóm người dân ở nông thôn đang dần thay đổi theo hướng tiện ích, hiện đại và tiệm cận với nhu cầu như người tiêu dùng thành thị. Kết quả khảo sát cho thấy, dân số nông thôn chiếm tới 70% tổng dân số Việt Nam. Trong thời gian qua, mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở thị trường nông thôn là 12% về giá trị và 9% về lượng. Số lượng gia đình, cá nhân có thu nhập 1,5 triệu đồng/tháng ở nông thôn đã tăng nhanh, trong đó 95% gia đình được hỏi có nhu cầu mua sắm tivi thế hệ mới; 92% muốn mua sắm bếp điện; 33% muốn mua radio và 99% muốn mua máy vi tính. Những con số trên cho thấy, tiềm năng tại thị trường nông thôn hiện đang còn lớn. Tuy vậy, doanh số bán lẻ cho thị trường nông thôn mới chiếm từ 14 - 15% trên tổng doanh số bán lẻ của thị trường (nhiều quốc gia lân cận là 27%). Với tiềm năng lớn, các DN đòi hỏi phải ý thức được điều này để nắm bắt chặt chẽ, nhằm đưa hàng Việt về nông thôn được nhiều hơn.

Để chiếm lĩnh thị trường nông thôn, các chuyến hàng Việt về nông thôn đã phát huy hiệu quả khi là nguồn cung cấp hàng hóa chính hãng cho người dân với giá phải chăng. Trung bình, hàng năm, Sở Công Thương các tỉnh tổ chức hàng chục chuyến đưa hàng về nông thôn; hàng chục chuyến bán hàng lưu động; nhiều phiên chợ, hội chợ hàng Việt… phục vụ bà con. Chưa kể các chuyến hàng được tổ chức bởi các DN, tổ chức khác. Thông qua việc đưa hàng hóa về nông thôn, nhiều sản phẩm Việt đã được người tiêu dùng biết đến như nước mắm, tương ớt Trung Thành; mỹ phẩm Mỹ Hảo; bánh kẹo Kinh Đô; bóng đèn phích nước Rạng Đông; giày Thượng Đình… Tuy vậy, đây chưa phải là kênh cung cấp hàng hóa lâu dài, ổn định bởi số lượng các chuyến hàng đưa về mỗi năm còn hạn chế.

Ông Vũ Vinh phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội - cho rằng, trước hết, chúng ta phải nhận thức rõ tiềm năng thị trường nông thôn còn rất lớn cả về dân số và sức mua. Để tận dụng lợi thế này, công tác quy hoạch cần phải được thực hiện bài bản hơn. Cụ thể, phải vẽ ra bản đồ hàng Việt ở nông thôn, chỗ nào còn trống vắng, có thể hỗ trợ chính sách về vốn, nhân lực, đào tạo. Bán hàng không đơn giản là đưa đến, mà còn phải tuyên truyền, marketing để gắn kết sản xuất với tiêu thụ nhằm phục vụ tốt nhất bà con. Đặc biệt, cần nâng cấp các chợ nông thôn để tạo điều kiện cho người mua, người bán gặp nhau, từ đó tiêu thụ tốt hơn hàng hóa Việt.

Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 chỉ rõ, từ nay đến năm 2020, tích cực xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam tại các địa phương, ưu tiên khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi.

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập555
  • Hôm nay70,667
  • Tháng hiện tại806,777
  • Tổng lượt truy cập93,184,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây