Học tập đạo đức HCM

Châu Điền ngày một khởi sắc

Thứ ba - 01/11/2016 04:47
Châu Điền xã có 81,7% là đồng bào dân tộc Khmer và cũng là một trong hai xã nghèo của huyện Cầu Kè (Trà Vinh) nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ.

 

Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, bà con Khmer ở Châu Điền đã có ý thức phấn đấu tự vươn lên trong cuộc sống. Không chỉ nỗ lực phát triển sản xuất để tăng thu nhập kinh tế gia đình, bà con còn tích cực chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới.

Về lại Châu Điền mới cảm nhận được sự thay đổi từng ngày của một vùng đồng bào Khmer một thời khó khăn này. Lưới điện quốc gia chạy dài thẳng tắp, phủ kín khắp các phum, sóc, vươn tỏa đến mọi nhà. Dọc theo những con đường nhựa, bê tông rợp màu xanh của những cánh đồng lúa và vườn cây ăn trái, xen lẫn những ngôi nhà tường ngói mới khang trang đang mọc lên, thay dần nhà mái lá.

16-25-38_dscn3030
Đường giao thông nông thôn bê tông ấp Ô Tưng A được Nhà nước đầu tư xây dựng, khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản, góp phần diện mạo nông thôn Châu Điền khởi sắc
 

Từ chủ trương đúng đắn và hợp lý trên, lãnh đạo địa phương đã tập trung chỉ đạo, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư của ngành điện qua nhiều năm để đầu tư vào công tác điện khí hóa, đưa điện về nông thôn và phát triển số hộ sử dụng điện của xã.

Bằng nhiều nguồn vốn với tổng kinh phí 18,38 tỷ đồng đầu tư lưới điện và phát triển số hộ dùng điện của xã Châu Điền, đến nay toàn xã đã có 99% số hộ dân có điện lưới sử dụng, đặc biệt trong hai năm 2012 - 2013, Dự án “Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh” đã đem ánh sáng điện đến cho 1.127 hộ dân trong xã.

Tranh thủ nhiều nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, kết hợp với nguồn lực của địa phương và nhân dân đóng góp, nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã được triển khai xây dựng.

Đến nay, Châu Điền có trên 30km đường đal bê tông ở các ấp, nâng cấp láng nhựa trên 4 km đường nối liền từ trung tâm xã đến 2 ấp Ô Tưng A và Ô Tưng B; các tuyến đường huyết mạch: Hương lộ 8 (liên xã Phong Thạnh - Châu Điền - Thông Hòa); đường liên xã Châu Điền - Hòa Ân; đường liên xã Châu Điền - Hòa Tân; 27 tuyến đường đal liên ấp, xây dựng mới 26 cây cầu cơ bản bê tông cốt thép, xây dựng 14 đài nước (kinh phí 1,4 tỉ đồng) đảm bảo cho 98% hộ dân được sử dụng nước sạch, xây dựng chợ xã (ấp Châu Hưng) để làm điểm mua bán, trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm… với tổng kinh phí đầu tư trên 70 tỷ đồng đã góp phần tạo điều kiện cho bà con nhân dân trong xã đi lại, vận chuyển, giao lưu hàng hóa được dễ dàng.

16-25-38_dscn3036
Lưới điện quốc gia kéo về các ấp đáp ứng 99% hộ dân trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
 

Chị Thạch Thiên Chi (ấp Ô Tưng B, xã Châu Điền) phấn khởi cho biết, hàng chục năm nay người dân ở vùng ruột Ô Tưng B này không có đường đi lại, chủ yếu là đi trên bờ ruộng để về lộ lớn. Từ năm 2013 đến nay, được Nhà nước đầu tư rất nhiều, riêng tuyến đường trong nội đồng của ấp được xây dựng (rộng 3m), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản.

Đặc biệt là thực hiện Quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, Châu Điền đã xét hỗ trợ kinh phí mua đất ở cho 51 hộ, với tổng kinh phí trên 1,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các ngành đoàn thể, còn tranh thủ các nguồn vốn của trên tạo điều kiện hàng ngàn lượt hộ Khmer nghèo vay trên 25 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi, kết hợp trợ giá, trợ cước cho người nghèo có điều kiện đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động nghèo ở nông thôn, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông hộ.

Bà Kiêm Thị Phol, ở ấp Ô Tưng A là một trong những hộ nghèo được địa phương xét hỗ trợ mua đất ở vào năm 2014 theo Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ vui mừng nói: “Gia đình cũng nghèo đi làm mướn để sống hàng ngày và lấy tiền nuôi con đi học, nhờ Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở nên cũng yên tâm phần nào, gia đình cám ơn Nhà nước nhiều lắm”.

Còn anh Thạch Săng Ri, ấp Ô Rồm (xã Châu Điền, Cầu Kè) nói, nhờ hệ thống thủy lợi và đường giao thông được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận khoa học kỹ thuật, thông qua các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, việc chuyển đổi sản xuất của nông dân dễ dàng, mang lại hiệu quả cao hơn. Gia đình anh trước đây chỉ trồng lúa, nhưng từ khi chuyển đổi 0,5ha sang trồng màu: trồng hành lá, ớt, khổ qua… hằng năm thu nhập hơn 100 triệu đồng từ diện tích trồng màu.

16-25-38_dscn3045
Anh Thạch Săng Ri, ấp Ô Rồm (xã Châu Điền, Cầu Kè) đưa mô hình cây màu gối vụ trên đất rẫy kết hợp sản xuất lúa chất lượng cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
 

Những ai xa quê, có dịp một lần trở về làng quê nông thôn xã Châu Điền, chạy xe trên đường láng nhựa, bê tông êm ru, hẳn sẽ bất ngờ với những đổi thay về diện mạo của xã có đông bào Khmer một thời khó. Trao đổi với chúng tôi ông Thạch Khuôn, Chủ tịch UBND xã Châu Điền (huyện Cầu Kè, Trà Vinh), cho biết: Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thời gian qua Châu Điền cũng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, mua công cụ để hỗ trợ bà con Khmer nghèo sản xuất, nên cuộc sống của bà con Khmer nơi đây giờ đã khá hơn nhiều.

“Đặc biệt trong những năm gần đây, trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế địa phương, Châu Điền đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhờ đó đã góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người hiện nay lên gần 30 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo được kéo giảm xuống còn 6,8%”, ông Khuôn nói.

16-25-38_dscn3040
Anh Thạch Siêng, ở ấp Ô Tưng A (Châu Điền) với nguồn vốn vay chương trình tín dụng giải quyết việc làm đầu tư nuôi bò, giờ đã thoát nghèo bền vững với mô hình đa canh trồng lúa kết hợp nuôi bò sinh sản
 

Với những đổi thay ở xã Châu Điền hôm nay đã minh chứng cho sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer và ngược lại, đồng bào Khmer đã cùng chung tay góp sức với chính quyền để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đời sống vật chất tinh thần ngày càng phát triển, theo đúng mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.

Theo Phương Nghi/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập676
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm675
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại795,790
  • Tổng lượt truy cập93,173,454
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây