Học tập đạo đức HCM

Chợ nông thôn đầu tư nhiều nhưng chưa hiệu quả

Thứ ba - 19/05/2015 22:48
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch phát triển hệ thống chợ nông thôn, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau khi xây dựng và đưa vào sử dụng, nhiều chợ nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Phúc chưa thật sự phát huy hết hiệu quả.


Chợ nông thôn mới đìu hiu

Xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 20 xã điểm cán đích nông thôn mới năm 2013. Chợ Nhạo Sơn được xây dựng đầu năm 2004, với diện tích 720 m2, tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng với 31 ki ốt và nhà trung tâm. Mặc dù, ở vị trí thuận lợi, nhưng 10 năm qua, chợ này hầu như không hoạt động. Để về đích xây dựng nông thôn mới đúng hẹn, năm 2013, Nhạo Sơn được UBND tỉnh đầu tư 1,6 tỷ đồng, xây dựng giai đoạn II của chợ gồm: nâng cấp các ki ốt, xây dựng nhà vệ sinh, nhà ban quản lý, tường rào và hệ thống sân, đường vào chợ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, 100% ki ốt trong chợ vẫn chưa có người thuê. 

Chợ nông thôn mới được đầu tư nhưng chưa phát huy hết được hiệu quả.


Theo ông Lê Văn Lượng, Chủ tịch UBND xã Nhạo Sơn cho biết, do giữa các tiểu thương và nhà đầu tư không thỏa thuận được giá thuê nên các tiểu thương chưa vào buôn bán trong chợ. Bên cạnh đó, đa phần người dân có thói quen về chợ thị trấn Xuân Hòa, huyện Lập Thạch và chợ Tam Sơn mua sắm nên hiện nay chợ Nhạo Sơn vẫn “trống không”. 

Chúng tôi về xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cũng là một trong 20 xã điểm cán đích nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2013. Khác với vẻ đông đúc, nhộn nhịp đặc trưng của các chợ nông thôn truyền thống, ở chợ Thượng Trưng là sự vắng vẻ, đìu hiu. 

Được đầu tư xây dựng từ năm 2012 và chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2014, chợ Thượng Trưng có quy mô gần 3.000 m2 với tổng số vốn huy động trên 5 tỷ đồng, thiết kế xây dựng bao gồm đầy đủ các hạng mục: Hơn 20 ki ốt, nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, bãi gửi xe, khu vệ sinh khang trang sạch sẽ, khép kín theo tiêu chuẩn chợ nông thôn mới, song đến nay, chỉ có lác đác một vài hộ tiểu thương vào chợ họp buôn bán. Phần lớn các tiểu thương kinh doanh tại chợ cho rằng, do chợ nằm sâu bên trong, khách mua chủ yếu tiện đường mua hàng hóa ngay tại những quầy hàng bên ngoài cổng chợ chứ ít người vào mua bên trong chợ. Phần lớn các ki ốt đã có người mua. Tuy nhiên, chợ mới cải tạo lại quy mô lớn, người dân chưa có thói quen nên hầu như các ki ốt này vẫn đang đóng cửa. 

Vận động nhân dân vào chợ mua bán?

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc, hiện toàn tỉnh có 55 chợ nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều chợ xây dựng dở dang, nhiều chợ hoạt động không hiệu quả như chợ Thượng Trưng (huyện Vĩnh Tường), chợ Thanh Vân, chợ Đồng Tỉnh (huyện Tam Dương), chợ Nhạo Sơn (huyện Sông Lô), chợ xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên)... 

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần lớn các địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Việc khảo sát địa điểm xây dựng chợ chưa phù hợp với thực tế và nhu cầu của người dân tham gia mua, bán tại chợ. Ở một số địa phương, mật độ dân cư sống rải rác không tập trung, nhân dân tự cung, tự cấp về lương thực, thực phẩm là chính, ít có trao đổi mua bán nên số chợ tuy đã được đầu tư kiên cố, bán kiên cố nhưng nhân dân không có nhu cầu họp. 

Ông Bình cũng cho biết thêm, tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền vận động nhân dân, thuyết phục các tiểu thương vào trong chợ và nghiêm cấm tuyệt đối các chợ cóc ở các khu vực thôn xóm nhỏ, để tập trung vào họp chợ đúng quy định. Nhằm giúp người dân mua bán, trao đổi hàng hóa thuận lợi, trong năm 2014, tỉnh Vĩnh Phúc đã dành 250 tỉ để đầu tư xây dựng 44 chợ nông thôn trong đó vốn ngân sách nhà nước là 72 tỉ đồng còn lại là do nhân dân đóng góp và các nguồn xã hội hóa. 

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 125 chợ, với tổng vốn đầu từ gần 600 tỷ đồng; trong đó, có 71 chợ xây mới, 54 chợ được nâng cấp cải tạo, 8 chợ phải di dời, giải tỏa. 
Nguyễn Thị Thảo
Theo baotintuc.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập356
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại878,817
  • Tổng lượt truy cập92,052,546
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây