Học tập đạo đức HCM

Chủ động xuất khẩu nông thủy sản

Thứ năm - 22/05/2014 21:06
Tình hình trên biển Đông vẫn diễn biến phức tạp từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mặc dù các ngành chức năng cho biết, việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn bình thường, tuy nhiên, gần đây đã có một số sản phẩm có dấu hiệu ảnh hưởng.

Theo đó, giá khoai lang tím Nhật ở Vĩnh Long vài ngày nay liên tục sụt giảm xuống mức 300.000 - 320.000 đồng/tạ, trong khi thời điểm tháng 3-2014, khoai lang này có giá là 800.000 - 860.000 đồng/tạ. Tương tự, giá thanh long trước đây từ 35.000 - 40.000 đồng/kg trở lên thì những ngày gần đây sụt còn 20.000 - 25.000 đồng/kg… Trước đó, nhiều nông dân ở Đồng Tháp kêu than vì giá ớt tươi giảm thê thảm và khó tiêu thụ. Nếu như thời điểm đầu năm 2014, giá ớt dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg giúp nông dân trúng đậm, thì từ tháng 4 đến nay sụt còn 13.000 - 15.000 đồng/kg khiến người trồng ớt lỗ 4.000 - 6.000 đồng/kg. Theo các cơ sở kinh doanh ớt ở Đồng Tháp cho biết, đa phần ớt ở các tỉnh ĐBSCL và miền Trung xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khoảng 80% sản lượng. Do năm nay diện tích trồng ớt nhiều nơi tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc gặp khó dẫn đến giá giảm.

Ngoài chuyện giảm giá, nông dân trồng ớt ở các xã cù lao thuộc huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) còn chịu thiệt khi nghe lời thương lái Trung Quốc trồng giống ớt lạ có tên là Demon, nhưng cuối cùng họ không mua. Nhiều nông dân cho biết, thời điểm ớt “sốt” giá, thương lái Trung Quốc sang huyện Thanh Bình cả nhóm, vào rẫy ớt của nông dân và các vựa ớt để quay phim, chụp hình, hỏi thăm giá cả, diện tích trồng… Sau đó, khuyên nông dân trồng giống ớt Demon, họ sẽ mua hàng với giá cao. Đến khi thu hoạch, thị trường Trung Quốc không ăn loại ớt này, khiến nông dân chết đứng.

Thật ra, chuyện thương lái Trung Quốc sang nước ta thu mua nhiều loại nông thủy sản theo kiểu “lạ thường” không giống ai đã diễn ra từ nhiều năm nay, và chuyện này hoàn toàn không mới. Mấy năm trước, thương lái Trung Quốc từng sang Việt Nam thu mua móng trâu, móng bò… Sau đó, họ gom đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, rồi tới lá khoai mì, lá khoai lang… Song, vấn đề đặt ra là chúng ta cần cảnh giác và có đối sách hợp lý khi tiêu thụ nông thủy sản cũng như xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Trung Quốc, nhằm tránh thiệt hại.

Cần thấy rằng, Trung Quốc đang là thị trường lớn về tiêu thụ nhiều mặt hàng nông thủy sản; đồng thời cũng có nhiều nhà đầu tư sang Việt Nam làm ăn. Chính vì vậy mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố có biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như doanh nghiệp các nước khác đang đầu tư ở Việt Nam. Không để tình hình căng thẳng trên biển Đông làm ảnh hưởng môi trường đầu tư. Điều này cho thấy Việt Nam rất trân trọng các nhà đầu tư Trung Quốc và các nước khác đến Việt Nam làm ăn; đồng thời mong muốn xuất các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam sang các nước một cách hợp lý.

Ai cũng thấy, thời gian qua thị trường Trung Quốc tiêu thụ nhiều loại nông thủy sản của Việt Nam với số lượng lớn. Song, vấn đề trở ngại của người dân và doanh nghiệp nước ta trong việc buôn bán là thương lái và doanh nghiệp Trung Quốc không chịu ký hợp đồng, bán qua đường tiểu ngạch, khi mang hàng hóa lên biên giới họ mới thỏa thuận giá… vì vậy tính rủi ro rất cao. Các nhà chuyên môn cho rằng, với dân số của Trung Quốc rất đông (hơn 1,3 tỷ người), nên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản là rất lớn. Một bên có nhu cầu mua, một bên có nhu cầu bán, do đó cần phải thay đổi cách thức buôn bán theo hướng chúng ta chủ động và phải “nắm đằng cán” chứ không “nắm đằng lưỡi” như lâu nay. Theo đó, ngành chức năng cần tăng cường tìm hiểu về nhu cầu thực tế trong tiêu thụ nông thủy sản của thị trường Trung Quốc về chủng loại, thời điểm tiêu thụ, giá cả, số lượng… từ đó có cơ sở cung cấp thông tin cho nông dân sản xuất tránh “tới mùa, rớt giá” ùn ứ sản phẩm ở các cửa khẩu gây thiệt hại như thời gian qua. Chuyển từ hình thức buôn bán kiểu trôi nổi, bị đối tác Trung Quốc nợ gối đầu sang buôn bán phải có hợp đồng, đặt cọc hoặc mua bán kiểu “tiền trao, cháo múc”, hay lấy hàng đổi hàng… để không xảy ra những rủi ro. Trong quá trình giao dịch hàng hóa, cần có những ràng buộc rõ ràng về pháp lý, đặc biệt là thận trọng trong khâu thanh toán. Ngoài ra, tính toán hạn chế xuất hàng thô, mà chuyển sang xuất các sản phẩm qua chế biến để nâng cao giá trị, tăng lợi nhuận.

Một khi chúng ta tổ chức lại sản xuất bài bản, có sự liên kết, quản lý chặt chẽ, phân bổ lịch thời vụ rõ ràng, hợp lý… sẽ khơi thông được thị trường và nắm thế chủ động trong buôn bán nông thủy sản với Trung Quốc.

HUỲNH LỢI
theo sggp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập929
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,307
  • Tổng lượt truy cập93,141,971
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây