Học tập đạo đức HCM

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 01/09/2012 09:30
Được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Từ Liêm đã và đang có nhiều tiến triển thuận lợi.

 
Với quyết tâm của lãnh đạo, sự đồng thuận của người dân, mục tiêu đến hết năm 2012, Từ Liêm hoàn thành xây dựng NTM tại 3 xã điểm (Tây Tựu, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh), năm 2015 có 75% số xã và năm 2017 toàn bộ 15/15 xã đạt đủ các tiêu chí mà huyện đặt ra hy vọng thành hiện thực.
Quyết liệt trong chỉ đạo
Chương trình "Chung sức xây dựng NTM" của huyện đã huy động lao động công ích nạo vét gần 2.000 m3 kênh mương; duy trì vệ sinh môi trường và văn minh đường làng ngõ xóm với 4.000 ngày công lao động (tương đương 448,3 triệu đồng); lắp 7.510m đèn đường công cộng với 740 bóng. Người dân cũng đã đóng góp 1.806,8 triệu đồng và 580 ngày công lao động để làm đường, xây nhà tình nghĩa; cải tạo nhà dân cư 58.016 triệu đồng… Tính đến tháng 7/2012, chương trình đã huy động 358.062,4 triệu đồng từ nguồn đóng góp của xã hội.
Với Từ Liêm, công tác xây dựng NTM thực ra không phải là công việc mới mẻ, đã có giai đoạn 100% xã đạt NTM; từ những năm 1990, khi Nhà nước có chủ trương, huyện đã triển khai có hiệu quả và ở thời điểm đó 8/15 xã trong huyện đã đạt tiêu chí của thành phố. Một thuận lợi nữa là công tác lãnh đạo chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đến các phòng, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và cấp ủy Đảng, chính quyền các xã rất quyết liệt, bài bản, rõ lộ trình, rõ trách nhiệm. Từ Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy, HĐND huyện ban hành Nghị quyết phê duyệt đề án và UBND huyện xây dựng kế hoạch để chỉ đạo triển khai trên toàn huyện. Trên cơ sở đó, 14 đề án, chuyên đề đã được chỉ đạo xây dựng và triển khai trong năm 2011. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện được thành lập với hơn 30 thành viên đều là trưởng các phòng, ban, ngành do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban. Hàng quý, Ban chỉ đạo họp giao ban đánh giá, kiểm điểm toàn huyện, riêng đối với 3 xã điểm Đông Ngạc, Tây Tựu và Xuân Đỉnh thực hiện giao ban 2 tuần/lần để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ công việc. Đây cũng là thuận lợi cơ bản để Từ Liêm triển khai thực hiện trong giai đoạn hiện nay với tiêu chí cao hơn.
Tập trung hoàn thành tiêu chí “khó”
Nhìn chung, công tác xây dựng NTM ở Từ Liêm đang tiến triển khá tốt, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh tạo sự thống nhất, đồng thuận trong cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người dân. Hầu hết mọi người đã nhận thức, tự giác tham gia xây dựng NTM bằng công sức và tự nguyện đóng góp tiền của. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở, huyện đang chỉ đạo các xã tập trung thực hiện những tiêu chí "khó" như: Dân số, kế hoạch hoá gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội; vệ sinh môi trường; trật tự giao thông đô thị, thôn xóm; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, văn hóa; đảm bảo an sinh xã hội và công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tại Lễ phát động Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới của thành phố, lãnh đạo huyện khẳng định mục tiêu phấn đấu của Từ Liêm là duy trì tốc độ giá trị sản xuất tăng từ 15 đến 16%/năm; giá trị bình quân 1 héc ta đất nông nghiệp đạt 250 triệu đồng; cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn phát triển đồng bộ; các thiết chế công cộng được đảm bảo; mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt trên 45 triệu đồng.
Xây dựng đường giao thông tại xã Tây Tựu. Ảnh: Linh Nhi
 
Đoàn kết, đồng thuận
Theo cơ quan thường trực Ban chỉ đạo huyện cho biết, phong trào thi đua "Chung sức xây dựng NTM" đã được các xã hưởng ứng hiệu quả. Điển hình như xã Tây Tựu, người dân tại 39/52 ngõ xóm đã tự vận động nhau bỏ tiền mua 308 bóng đèn chiếu sáng, với chiều dài 5.148m (phấn đấu 100% ngõ xóm hoàn thành việc này trong tháng 9); nhân dân đã ủng hộ 300 triệu đồng cho phong trào chung sức xây dựng NTM và tham gia đóng góp tu sửa 3,5 km đường làng ngõ xóm. Cùng với xã Tây Tựu, xã Xuân Đỉnh, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2012 duy trì 28,1km đường làng, ngõ xóm văn minh, vận động nhân dân đóng góp 14.500 ngày công lao động.
Công tác vận động đóng góp xây dựng công trình văn hóa, công cộng hiện được nhiều xã triển khai tích cực và đạt kết quả cao. Nổi bật là xã Mễ Trì, người dân thôn Mễ Trì Hạ tự nguyện đóng góp gần 157, 6 triệu đồng tiền mặt và hiện vật (quy ra tiền là 112,6 triệu đồng để tu sửa, tôn tạo khuôn viên Đình thôn Hạ. Ở thôn Mễ Trì Thượng, nhân dân đóng góp kinh phí kè ao Đình, xây cổng làng, Giếng chùa Thiên Trúc với tổng số tiền hơn 2,1 tỷ đồng, đóng góp bằng hiện vật trị giá 40 triệu đồng. Nhân dân thôn Phú Đô đóng góp 700 triệu đồng để tu sửa chùa, cải tạo các tuyến ngõ. Tất cả tiền nhân dân đóng góp đều được các thôn quản lý, sử dụng công khai, dân chủ theo đúng quy định và được sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
Từ Chương trình "Chung sức xây dựng NTM" ở Từ Liêm, nay đã trở thành phong trào của toàn dân. Các xã đã huy động nguồn lực, nội lực của nhân dân để cải tạo, mở rộng đường làng ngõ xóm, xây dựng hệ thống chiếu sáng tại các ngõ xóm, tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh, đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Ban công tác Mặt trận ở các khu dân cư cũng làm tốt công tác vận động, giữ mối đoàn kết ở khu dân cư; giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn đồng thời vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, tránh tình trạng tụ tập, khiếu kiện đông người khi thực hiện các dự án đầu tư… và thực hiện các nội dung quy chế, hương ước, quy ước của làng xã, thiết thực góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.
Có thể nói, Chương trình "Chung sức xây dựng nông thôn mới" của Từ Liêm đang phát huy hiệu quả rõ rệt và tạo sức mạnh tổng hợp từ sự đồng thuận, chung lòng của toàn xã hội trong công tác xây dựng NTM, tạo diện mạo mới trong đời sống của người dân ngoại thành.
Đến nay,15/15 xã đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, trong đó có 6 xã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm dân cư nông thôn, 9 xã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng NTM và đang lập đồ án quy hoạch. 10/15 xã đạt tiêu chí về giao thông, 14/15 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, 15/15 xã đạt tiêu chí về điện, 15/15 xã đạt tiêu chí về nhà ở, 14/15 xã đạt tiêu chí về cơ cấu lao động, 12/15 xã đạt tiêu chí về hệ thống chính trị vững mạnh…
 
Khánh Linh
Theo ktdt.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,916
  • Tổng lượt truy cập92,010,645
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây