Học tập đạo đức HCM

Chuyện lý thú về chàng trai người Nhật trồng hoa ở Đà Lạt

Thứ bảy - 12/08/2017 21:44
Bảy năm trở lại đây xuất hiện làn sóng nông dân Nhật đổ sang cao nguyên Langbian của Việt Nam để trồng rau, hoa. Họ trồng rau, hoa ở những địa bàn xa tít, cách trở, giữa những cánh rừng thông còn đất trống.

Họ gây ngạc nhiên cho người xứ rau hoa nổi tiếng của Việt Nam, Đà Lạt, bởi Nhật được biết đến là quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, và họ lăn lộn hàng ngày trên đất như bao nông dân Việt. Dưới đây là chân dung, cốt cách một nông dân Nhật và mô hình làm nông của họ trên miền cao nguyên xứ người...

21-24-25_trng_20

Nơi thung lũng ở vùng Darahoa trong rừng Lạc Dương có một trang trại lặng lẽ hình thành. Trang trại này trồng hoa, và duy nhất một loài: cây hoa Cúc. Chủ trang trại không phải người Cill bản địa, cũng không phải người Việt, mà là anh chàng nông dân Nhật trẻ tuổi, nghĩa là đến từ một đất nước hải đảo xa xôi. Anh ta có vẻ bí ẩn.

Người Cill ở làng Darahoa thấy anh ta hay đi về một mình với thung lũng đây. Anh ta sống trong căn biệt thự bé xinh mới cất ngay trong trang trại của mình. Biệt thự cất là để có chỗ chui vào chui ra, để làm nông, chứ không phải để nghỉ dưỡng. Anh ta tự đi chợ, nấu ăn, giặt giũ và… điều hành cái trang trại này. Dáng dấp và phong thái không khác gì nông dân xứ ta, ăn mặc cũng vậy; chỉ có điều bên trong của nông dân đây là nội lực, trí tuệ và cách thức làm nông của nông dân đến từ một nước văn minh, có nền nông nghiệp tiên tiến thượng hạng thế giới bây giờ.

Quái chiêu hơn, anh ta mời một Cử nhân văn chương trẻ ở Đà Lạt để làm trợ lý, và làm quản đốc cho mình. Anh ta tự tin sẽ đào tạo anh chàng văn chương này thành chuyên gia hoa cúc, “kỹ sư nông nghiệp”. Ta quen nghe thấy người Nhật sang Việt Nam để đầu tư sản xuất xe hơi, xe máy, đồ xa xỉ, điện tử thì anh ta đi làm nông. Tôi bảo anh ta như thế là “chịu chơi”. Anh ta bảo rằng, nông nghiệp là một ngành kinh tế, nó cũng mạnh mẽ, sang trọng, hấp dẫn và dễ kiếm tiền. Anh ta bảo Việt Nam là đất nước lý tưởng để làm nông dân, trồng trọt, đất tốt và điều kiện khí hậu thuận lợi, không như Nhật trong năm có nhiều tháng băng giá, trồng khó và giá thành nông sản luôn cao.

Dòng họ của anh ta ở xứ Amaterasu Omikami (Nữ Thần Mặt Trời - biểu tượng cội nguồn của dân tộc Nhật) đã ba đời trồng hoa cúc, và anh là đời thứ tư. Cúc là loài hoa ưu thích và cắm dùng chính hàng ngày của người Nhật, hình thái nó mang biểu tượng mặt trời mà. Anh ta đi thẳng đến Đà Lạt để trồng hoa, đến lần đầu, đơn giản vì Đà Lạt đã quá nổi tiếng, và sự mát mẻ, tốt lành của nó anh đã biết trước qua thông tin trên mạng lâu nay rồi. Có anh bạn người Việt mới quen khi anh đặt chân đến Đà Lạt đã chỉ cho anh ta chỗ thung lũng đây.

Anh ta thuê đất của một nông dân tại chỗ để trồng hoa ngay mà không cần nghĩ đến chuyện được “giao đất”, “xin dự án” trong tư cách của một nhà đầu tư nước ngoài thường thấy. Nông dân Việt kia của ta canh tác đã lâu ở thung lũng này, nhưng gặp anh nông dân Nhật thuê thì cho thuê ngay để kiếm tiền nhiều mà khỏi phải lao động. Đất thì thuê của nông dân nước người, nhưng để hoạt động đúng lề phép nước người thì vẫn đàng hoàng: lập dự án, thành lập Công ty Marine Viet Nam Agri Farm. Và cái tấm biển đề tên đó vẫn đặt lên giữa chốn hoang vu này, trước lối vào trang trại.

21-24-25_trng_21

Hoa trồng ở đây không cần giành thị trường, cạnh tranh với nông dân hay bất cứ doanh nghiệp nào của địa phương. Mọc lên từ chỗ đây, trổ bông thì nó đưa thẳng một mạch sang Nhật. Nhưng theo lời anh, cái khó khăn nhất không phải thổ nhưỡng, khí hậu, cách để “hiểu” thiên nhiên, mà là văn hóa, ngôn ngữ, con người xứ ta, cách thức để làm việc với họ suôn sẻ, trôi chảy, êm ái, hiệu quả nhất. Và hình như anh cũng đã giải mã được điều đó. Anh ta đang học tiếng Việt, và tiếng Cill, đã bắt đầu nói được chút chút rồi. Thật dễ thương. Và ở nông trại này ánh mắt nào trông cũng đã trìu mến về anh ta.

***

Trang trại ra đời mới bốn năm mà cứ thấy như đã lâu lắm rồi. Mọi thứ ổn định vững chắc, vận hành đồng điệu như cỗ máy ở từng khâu, bộ phận, từ những khu làm giống, đến khu phát triển bông, hồ nước sạch, xe cày, lưới điện, đường nước tưới tự động, đèn chiếu sáng cho hoa, hệ thống điều khiển dinh dưỡng cho cây bằng máy tính, nhà nghỉ nhân công, đóng gói… Dĩ nhiên toàn bộ qui trình trồng hoa này là của Nhật. Tôi đang như trong nền nông nghiệp Nhật, đang ở nước Nhật. Nhưng anh ta nói với mấy chục công nhân của mình là nông trại này, công ty này hoạt động theo mô hình gia đình, coi họ là “người nhà”. Nghĩa là thực chất, hiệu quả, tinh gọn, ấm cúng, tình thương, và không cần phô trương.

Hoa sản xuất ra từ đây cứ mỗi tuần đưa về Tp.HCM dưới kia để lên tàu sang trung tâm đấu xảo hoa Osaka ở Nhật. Anh chỉ việc trồng, vì bán đã thiết lập sẵn với bạn bè từ lâu ở nơi anh từng học đại học nông nghiệp là thành phố Osaka đó bán. Bốn năm nay, mỗi tuần hai chục ngàn cành sang Nhật. Tiền từ Osaka sẽ chảy ngược qua Việt Nam cho anh qua hệ thống tài chính điện tử quốc tế. Doanh thu, lợi tức kiếm được từ trang trại anh ta chủ động mang đi đóng thuế cho chính quyền Việt Nam với sổ sách ở trang trại kê khai hàng ngày đầu ra đầu vào rõ ràng mà không cần cơ quan thuế tìm đến. Ngay cả đi làm nông dân, người Nhật cũng ứng xử với nước khác với tinh thần sang cả, mang ơn xứ mình đến chứ không như người Trung Quốc luôn khệnh khạng, thô lỗ, bất ngay chính, bầy hầy, kém văn minh.

Biết và gắn bó với trang trang trại của doanh nghiệp trồng hoa đứng đầu Đông Nam Á là DaLat Hasfarm, nên tôi hỏi anh ta có “choáng” với người khổng lồ này không? Hỏi thế vì Dalat Hasfarm nổi danh khắp nơi và là Công ty của Hà Lan - mà Hà Lan là dân tộc ngoại văn đầu tiên kích thích nước Nhật cổ hủ tỉnh ngộ, sau đó thực hiện công cuộc Duy tân, khiến nước Nhật đưa khoa học… vào xã hội, giáo dục, tức tiếp cận trí tuệ, văn minh phương Tây quyết liệt triệt để từ hơn một trăm năm mươi năm trước).

Anh bảo anh không để ý đến chỗ nào cả, ai lớn ai nhỏ, mà chỉ biết đến cành hoa của mình. “Cành hoa của mình”, theo ý của anh ta là nó từ tâm hồn mình, mình trồng ra nó, và phải đẹp. Tôi cầm những cành cúc khỏe khoắn và rực rỡ của anh lên, thấy quá tuyệt, như mọi công ty trồng hoa khác ở Đà Lạt. Nhưng anh bảo chưa như ý của mình, nghĩa là phải đẹp, khác biệt hơn thế nữa, thứ hoa của riêng mình làm ra. Dĩ nhiên, tôi không biết khác biệt hơn nữa là vẻ đẹp kia “đi tới đâu”, bởi tôi không biết gì về hoa, lại càng không phải lớn lên từ hoa cúc, “người Nhật gốc cúc”, chuyên gia hoa cúc như anh. Có ba mươi chủng loại giống cúc được trồng tại đây, đều là những giống tuyển mới và tốt nhất. Mỗi giống anh ta chỉ nhập về đợt đầu, từ đấy về sau tự nhân ra mà trồng.

Tôi hỏi có khác nhau giữa trồng cúc ở Nhật và trồng cúc ở Việt Nam. Với đặc tính trung thực của người dòng dõi tinh thần võ đạo - dám cả Harakiri mà(xả thân, thể hiện sự dũng cảm, trung thành, và bảo vệ danh dự qua hành động tự mổ bụng trong truyền thống xưa kia) anh rằng “Hoa cúc vẫn là hoa cúc. Đất đai khí hậu có khác thì cũng tìm cách mà hiểu đất đai và khí hậu để trồng được hoa. Và đã học trồng trọt ở đây từ những người dân tộc thiều số, người Việt trong vùng”. Anh ta nói thêm: “Rồi kết tri thức Nhật của mình vào hiểu biết của người tại chỗ”. Tuổi ba mươi mốt mà nhận thức chín nồng hơn cả những đóa hoa rực rỡ mà ánh mắt tôi đang lướt qua những luống hoa của nông trại anh ta.

21-24-25_trng_18

Tôi hỏi anh ta tự dưng sang Việt Nam trồng hoa thế này có “xin phép” Cha Mẹ không. Anh ta bảo, đàn ông là phải làm theo ý mình. Không cần hỏi anh vốn đâu anh đầu tư được thế này, tôi cũng biết nó từ hoa cúc...

***

Hôm tôi từ biệt thung lũng cô độc của anh ta là trời vào xế chiều. Anh ta vẫn đi vòng quanh các “Farm” - những khu trồng hoa trong các dãy nhà kính. Anh trợ lý người Việt xuất thân dân học văn chương đó cho hay có một nhà đầu tư lớn của Nhật đang đổ vốn để thực hiện dự án trồng ba mươi hécta hoa ở vùng Đạ Đờn, huyện Lâm Hà đã mời anh ta liên kết và làm CEO (Tổng giám đốc) cho liên doanh này. Dự án trồng hoa khổng lồ này đang chuẩn bị triển khai, nó ở cách trang trại khởi đầu của anh đây chín mươi lăm cây số. Anh ta nói dù dự án kia có hình thành thì nông trại ở thung lũng Darahoa, xã Da Nhim, huyện Lạc Dương này vẫn cứ tiếp tục tiến lên, phát triển, bởi anh yêu nó.

Anh ta tên là Matsuo.

NGUYỄN HÀNG TÌNH
(Kiến thức gia đình số 31)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập798
  • Hôm nay66,945
  • Tháng hiện tại803,055
  • Tổng lượt truy cập93,180,719
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây