Học tập đạo đức HCM

Khởi sắc nông thôn mới huyện miền núi Tam Đảo

Chủ nhật - 13/08/2017 22:12
Điện, đường, trường, trạm và các thiết chế văn hóa được xây dựng khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố… Đó là những nét mới đang dần hiện hữu ở huyện miền núi Tam Đảo.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Năm 2010, trước khi bắt tay vào xây dựng NTM, Tam Đảo có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém so với mặt bằng chung của tỉnh. Huyện có hơn 40% dân số là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; giá trị sản xuất bình quân đạt 27,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đạt 22,53%; tiêu chí NTM đạt thấp.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, huyện Tam Đảo thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng NTM các cấp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Tam Đảo chung sức xây dựng NTM” và tiến hành cho 8/8 xã ký giao ước thi đua; tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tế của từng địa phương để người dân hiểu được vai trò, vị trí của mình và cùng chung tay, góp sức xây dựng NTM. Đồng thời, huyện phân công các đồng chí trong BTV Huyện ủy phụ trách các xã thường xuyên theo dõi và đôn đốc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM theo phương châm “Tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó làm sau”. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Huyện ủy, UBND huyện tổ chức giao ban cùng các BCĐ cấp xã để nắm bắt tiến độ và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đưa ra những định hướng tiếp theo.

Phát huy những lợi thế của địa phương, huyện chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế để tạo tiền đề xây dựng NTM. Theo đó, huyện tập trung khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích đa dạng mang giá trị lịch sử, tâm linh để phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ. Đồng thời, áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: Bí xanh, su su, cây dược liệu... Đặc biệt, tận dụng tiềm năng đất đồi rừng, huyện chỉ đạo nhân dân tích cực trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng, kết hợp nuôi ong, dê, lợn rừng và phát triển đàn bò; tận dụng miền khí hậu vùng núi để đầu tư mô hình nuôi cá tầm, cá hồi và các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Nhờ những giải pháp đồng bộ, sau 6 năm (2011-2016) xây dựng NTM, Tam Đảo đã có 5/8 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã còn lại gồm: Đại Đình, Tam Quan, Đạo Trù đều đạt 15/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 39 triệu đồng/người/năm; 100% các xã đều có tỷ lệ hộ nghèo đạt theo tiêu chí NTM; hệ thống giao thông từng bước được cứng hóa, dần đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân trong huyện; hệ thống thủy lợi được cải tạo, nâng cấp dần đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Cơ sở vật chất trường học được chú trọng, đảm bảo yêu cầu cho công tác giảng dạy; tỷ lệ trường học đạt chuẩn ở các bậc học không ngừng tăng. Toàn huyện có 8/8 xã có nhà văn hóa xã, 5/8 xã có trung tâm văn hóa xã, không còn nhà tạm, dột nát.

6 năm qua, huyện Tam Đảo đã huy động được hàng trăm tỷ đồng để xây dựng NTM. Trong đó, nhân dân đóng góp gần 9 tỷ đồng tiền mặt; hiến hơn 138 nghìn m2 đất; gần 20 nghìn ngày công lao động để xây dựng NTM... Xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, công sức để xây dựng NTM. Điển hình như nhân dân xã Hợp Châu hiến hơn 25 nghìn m2 đất; nhân dân xã Minh Quang hiến gần 39 nghìn m2 đất; nhân dân xã Hồ Sơn hiến gần 15 nghìn m2 đất. Riêng nhân dân xã Yên Dương đóng góp hơn 3 tỷ đồng tiền mặt; hiến hơn 6 nghìn m2 đất để xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và các thiết chế văn hóa.

Về xã Yên Dương (Tam Đảo) những ngày này, ai cũng cảm nhận rất rõ sự “thay da, đổi thịt” của một xã đặc biệt khó khăn của huyện. Ấn tượng đầu tiên là những con đường đất đỏ xưa kia được thay bằng những con đường bê tông sạch sẽ, bằng phẳng. Những ngôi nhà ngói đỏ, nhà tầng hiện đại mọc lên san sát; trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa, học tập và khám chữa bệnh của nhân dân.

Ông Trương Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Dương cho biết: “Là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, để xây dựng NTM thành công, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để lấy đó làm tiền đề vững chắc hoàn thành từng tiêu chí”.

Nối tiếp những thành công đó, năm 2017, huyện Tam Đảo phấn đấu đưa 3 xã còn lại là: Đạo Trù, Đại Đình và Tam Quan đạt 19/19 tiêu chí. Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới, huyện Tam Đảo tiến hành rà soát lại từng tiêu chí, khối lượng công việc cần thực hiện để xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể; nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ và bộ máy giúp việc các cấp; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân; phát huy tối đa vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản, người cao tuổi trong việc vận động nhân dân chung tay, đóng góp sức người, sức của để xây dựng NTM; phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân; huy động tối đa các nguồn lực xã hội và thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư xây dựng NTM. Đồng thời, huyện tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng NTM; chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí và giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản.

Theo Baovinhphuc.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại235,069
  • Tổng lượt truy cập85,142,105
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây