Học tập đạo đức HCM

Công tác cán bộ yếu tố quyết định XD NTM ở Đức Thọ

Chủ nhật - 11/11/2012 07:31
Đức Thọ được đánh giá một trong những huyện đi đầu của tỉnh Hà Tĩnh về phong trào xây dựng nông thôn mới (XD NTM). Để từ kinh nghiệm của Đức Thọ, NNVN đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch UBND huyện Võ Công Hàm, người được mệnh danh với cái tên, "Ông nông thôn mới".
 
 
Ông Võ Công Hàm-Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo XDNTM huyện Đức Thọ
Ông có thể nói về tiến trình XD NTM ở Đức Thọ?
 
Phải nói rằng, công cuộc XD-NTM ở Đức Thọ thực sự là cuộc cách mạng "ăn sâu bén rễ" trong lòng mỗi người dân. Vì thế nên sau gần 2 năm triển khai, Đức Thọ đã vận dụng được các nguồn ngân sách đầu tư 8,4 tỷ đồng mua 6.000 tấn xi măng hỗ trợ các xã bê tông hoá hơn 80 km đường GTNT, kênh mương nội đồng; 2,2 tỷ đồng mua giống cây, con; hỗ trợ thành lập mới HTX từ 50-70 triệu đồng/HTX…Nên đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 21 mô hình HTX, 18 tổ hợp tác về môi trường, tín dụng, chế biến nông sản, chăn nuôi. Thành lập 23 doanh nghiệp; xây dựng hơn 20 mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao như mô hình sản xất lúa chất lượng cao RVT, P6, chăn nuôi lợn quy mô đạt từ 500 con trở lên. Đào tạo nghề cho trên 1 nghìn lao động. Đồng thời, kêu gọi con em xa quê ủng hộ trên dưới 30 tỷ đồng XD NTM.
 
Yếu tố nào Đức Thọ có được kết quả đó thưa ông?

Có được kết quả như trên, trước hết phải là yếu tố con người. Khi bắt tay thực hiện XD NTM chúng tôi có đợt khảo sát về năng lực của từng Chủ tịch xã, nếu xã nào Chủ tịch không đủ năng lực phải sang vị trí khác để thay vào đó là những Chủ tịch mới có năng lực đảm nhận trọng trách Chủ tịch xã. Từ yêu cầu trên chúng tôi đã luân chuyển 7 cán bộ chủ chốt các phòng ban đầu mối của huyện như Trưởng phòng Nông nghiệp về làm Chủ tịch xã Liên Minh, Trưởng phòng LĐTB&XH về làm Chủ tịch xã Trường Sơn, Phó Chánh thanh tra huyện về làm Chủ tịch xã Đức Dũng, Bí thư huyện đoàn về làm Bí thư đảng ủy xã Đức Lộc, Phó Ban dân vận huyện về làm Bí thư đảng ủy xã Đức Thủy... Đây là những hạt nhân đi đầu trong tất cả mọi phong trào ở cơ sở và họ đã thực sự đóng góp đắc lực cho thành quả hôm nay. Bên cạnh đó, việc giao ban, trực chỉ đạo hàng tuần, hàng tháng; phân công cán bộ phụ trách từng địa bàn cụ thể, địa phương nào làm tốt thì có thưởng, làm kém thì phê bình, khiển trách. Triển khai tốt các cơ chế, chính sách của tỉnh trong việc hỗ trợ phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân cũng là những nguyên nhân tạo nên thành công bước đầu.

Đấy là kinh nghiệm từ huyện, còn các tác động khác?
 
Việc ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách của TW, của tỉnh như: Nghị Quyết 26-2008-TW; Quyết định 24/2011/QĐ-UBND; Quyết định 43, 26, 19/2012/QĐ-UBND… của Trung ương và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần đắc lực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất kinh tế; khuyến khích, động viên mỗi người dân chung tay góp sức XD NTM.

Bên cạnh mặt tích cực, các cơ chế, chính sách trên cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Tôi lấy ví dụ, Quyết định 24/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định, cơ sở chăn nuôi lợn giống bố mẹ có quy mô 1.000 con trở lên được hỗ trợ 600 triệu đồng/cơ sở. Nếu với định mức này, 99% hộ chăn nuôi không chỉ ở Đức Thọ mà toàn tỉnh sẽ khó có thể tiếp cận bởi, nguồn vốn đầu tư của người chăn nuôi hạn chế, hầu hết các hộ dân phải đi vay ngân hàng về đầu tư. Để nuôi được 1.000 con nái bố mẹ chi phí đầu tư chuồng trại, mua giống ít nhất cũng mất trên dưới 10 tỷ đồng. Với chi phí ban đầu bỏ ra lớn như vậy thì việc tiếp cận nguồn hỗ trợ 600 triệu đồng là một điều không thể!. Thậm chí khi huyện quyết định hạ định mức hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở nuôi 100 con nái thì cũng chỉ mới có 1 hộ dân thực hiện được mô hình này. Còn việc hỗ trợ người dân mua máy nông nghiệp, nếu bà con mua một máy gặt đập liên hợp hết 200 triệu thì nguồn NTM chỉ hỗ trợ được 40 triệu, còn 160 triệu nữa bà con phải tự xoay xở, khổ nỗi khi đi vay ở các ngân hàng, quỹ tín dụng lại vướng về thủ tục và thời hạn cho vay quá ngắn khiến bà con không mấy mặn mà. Theo tôi Trung ương, tỉnh nên cần kịp thời điều chỉnh, hạ định mức hỗ trợ trong các cơ chế, chính sách để đại bộ phận người dân tiếp cận với nguồn ưu đãi của Nhà nước.

Về định hướng thưa ông?

Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm, Đức Thọ sẽ có 1 xã về đích 19 tiêu chí NTM; các xã còn lại mỗi xã tăng từ 1-2 tiêu chí. Khuyến khích người dân hợp tác với doanh nghiệp xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn quy mô trên 500 con trở lên; xây dựng mô hình làng kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu trên cơ sở gìn giữ nét đẹp làng quê Việt Nam ở xã Tùng Ảnh; hỗ trợ các HTX tính dụng ở Đức Nhân, Đức Lạng đi vào hoạt động. Đồng thời, tiếp tục thực hiện kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4, từng bước quản lý, chỉ đạo các xã triển khai chương trình thường xuyên, sát đúng với điều kiện cụ thể từng địa phương, phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện có 15/30 xã, thị trấn (50%) đạt NTM.

Với truyền thống quê hương cách mạng anh hùng nên mỗi một người dân Đức Thọ luôn phấn đấu để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Trong thời gian qua, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, tỉnh nên chắc chắn Đức Thọ sẽ là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh về đích NTM.

          Xin cảm ơn ông.
 
                                                                   Thanh Nga
Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay29,064
  • Tháng hiện tại207,631
  • Tổng lượt truy cập90,271,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây