Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước: Khẳng định vai trò nòng cốt

Thứ sáu - 08/03/2013 02:41
Thực hiện Chỉ thị 39 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 34 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh “Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, trong những năm qua các cấp hội nông dân luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể giúp nông dân nâng cao trình độ nhận thức về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; quan tâm tìm các giải pháp giúp nông dân tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất.

Thi đua sản xuất giỏi

Xác định rõ đời sống của người nông dân phát triển thì tinh thần yêu nước sẽ càng được nâng cao và vận động hội viên thi đua sản xuất kinh doanh giỏi chính là biện pháp hiệu quả nhất trong thể hiện tinh thần yêu nước, nên các cấp hội đã tập trung vận động hội viên nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Từ đây đã tạo nên khí thế thi đua lao động sản xuất kinh doanh sôi nổi trong khu vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh đã có 65.448 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó: Cấp Trung ương là 123 hộ, tỉnh 2.706 hộ, huyện 10.106 hộ, xã 52.513 hộ. Đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi nhuyễn thể, chế biến thuỷ sản, nuôi lợn rừng, các trang trại trồng rừng, trồng cây ăn quả, trồng hoa...

Nông dân phường Cộng Hoà (TX Quảng Yên) trồng rau an toàn.
Nông dân phường Cộng Hoà (TX Quảng Yên) trồng rau an toàn.

 

Vận động nông dân thực hiện hiệu quả phong trào thi đua yêu nước theo Chỉ thị 39 và 34 của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Quảng Ninh là nhiệm vụ trọng tâm, lớn nhất của hoạt động Hội Nông dân trong nhiều năm qua. Từ đây khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức hội trong hệ thống chính trị và trong nhận thức của người nông dân, góp phần vào xây dựng đất nước, tỉnh ngày càng phát triển.

Công tác tập huấn kiến thức, tiến bộ KHKT, đưa giống mới vào sản xuất đã được các cấp hội quan tâm thực hiện. Hội nông dân cấp huyện và cơ sở đã trực tiếp tổ chức và phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương tổ chức 1.266 buổi tập huấn cho 124.046 lượt cán bộ hội viên nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm; nuôi trồng, chế biến bảo quản thuỷ sản, nông sản và phòng trừ sâu bệnh, chuyển giao khoa học kỹ thuật; kiến thức về các lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất hàng hoá gắn với tiêu thụ sản phẩm... Triển khai thực hiện 18 mô hình hỗ trợ sản xuất cho nông dân về chăn nuôi, trồng trọt, đồng thời tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân duy trì và nhân rộng các mô hình. Tuyên truyền vận động hội viên thay đổi nhận thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, địa phương, hình thành mô hình phát triển sản xuất theo hướng tổ hợp tác, liên kết cùng hỗ trợ nhau về giống, vốn, kinh nghiệm để đạt hiệu quả trong sản xuất. Thông qua phát động, tổ chức phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, số hộ nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất giỏi ngày càng nhiều, tạo bước chuyển dịch mới trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã gắn được lợi ích của người nông dân với kết quả sản xuất kinh doanh, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển sản xuất.

Đặc biệt, trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các cấp hội tích cực vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các hoạt động xây dựng hạ tầng nông thôn do địa phương phát động, hiến đất, đóng góp tiền, công lao động để xây dựng đường giao thông liên thôn, xóm, các công trình thuỷ lợi nội đồng, tham gia đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường. Tích cực áp dụng tiến bộ KHKT, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Năm 2012, các hội  viên nông dân trong tỉnh đã tham gia hiến, đổi đất được 211.868m2, trên 2.400m tường rào, 26 cổng, 64 công trình phụ, 2.537 cây ăn quả lâu niên, 211m3 cát, 1.751m3 đá cấp phối các loại và đóng góp 6.332 ngày công lao động và ủng hộ hơn 3,3 tỷ đồng để xây dựng nhà văn hoá, làm đường liên thôn, sửa chữa, kiên cố hoá kênh mương nội đồng. Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức cho các cán bộ là chủ tịch hội nông dân các huyện, thị xã, thành phố và cán bộ Hội Nông dân tỉnh đi học tập kinh nghiệm và tham quan mô hình xã nông thôn mới của các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Phối hợp với Hội Nông dân huyện Bình Liêu tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho 70 cán bộ hội cơ sở ở 4 xã biên giới (Đồng Tâm, Đồng Văn, Lục Hồn, Tình Húc) về xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo; tổ chức hơn 50 lớp tập huấn về chương trình nông thôn mới, sản xuất hàng hoá; vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức bảo vệ môi trường... cho trên 5.300 lượt hội viên nông dân.

Xây dựng đời sống văn hoá mới

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, các cấp hội đã vận động được hơn 79.000 hộ đăng ký xây dựng gia đình nông dân văn hoá. Qua bình xét đã có trên 62.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá mỗi năm. Cùng với đó, các cấp hội đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, vận động cán bộ hội viên nông dân tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tham gia đảm bảo an toàn giao thông, an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn. Vận động cán bộ, hội viên nông dân xây dựng làng, xã văn hoá. Phối hợp với ngành Y tế khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nông dân, triển khai các hoạt động phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, phòng chống lao và bệnh phổi; vận động con em hội viên nông dân đến trường đúng độ tuổi...

Cùng với đó, các cấp hội cùng với lực lượng vũ trang  trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông dân về nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mưu lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ để kích động chiến tranh tâm lý, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phối hợp với các đơn vị quân đội, cơ quan quân sự trên địa bàn vận động hội viên nông dân chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự, tích cực tham gia dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tổ dân phòng, tham gia khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; tích cực tham gia xây dựng “điểm sáng vùng biên”, tuần tra tự quản đường biên, mốc giới, cung cấp tin cho bộ đội biên phòng, công an, phục vụ công tác chống xâm canh, xâm cư, đấu tranh phòng, chống tội phạm xuất nhập cảnh trái phép, buôn bán, vận chuyển chất ma tuý, buôn lậu qua biên giới, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Hàng năm Hội vận động trên 80% hộ nông dân ký cam kết thực hiện gia đình không có người vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội; xây dựng và duy trì thực hiện tốt mô hình Chi hội nông dân tự quản an ninh.

Có thể nói, trong những năm qua, công tác hội và phong trào nông dân tỉnh Quảng Ninh đã phát triển khá toàn diện, vững chắc; tạo nên sự chuyển biến quan trọng về nhiều mặt. Các phong trào thi đua yêu nước đã phát triển sâu rộng đến thôn, bản; thu hút, tập hợp đông đảo nông dân tham gia, là động lực quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Các hoạt động công tác hội đã tập trung hướng về cơ sở, quan tâm xây dựng củng cố cơ sở hội, phát triển hội viên; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ hội viên nông dân. Với những kết quả đạt được trong công tác hội và phong trào nông dân, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã khẳng định vai trò nòng cốt của tổ chức hội trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Sưu tầm: Hữu Hùng
Nguồn: baoquangninh.vn

 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,776
  • Tổng lượt truy cập92,036,505
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây