Học tập đạo đức HCM

Một xã vượt chỉ tiêu dạy nghề

Thứ bảy - 09/03/2013 10:15
Ba Trại là một trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì (Hà Nội) với gần 1,3 vạn dân. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên việc đào tạo nghề trở nên bức thiết. 2 năm qua, xã đã mở được 11 lớp đào tạo nghề cho 521 LĐNT, trong đó 85% học viên có việc làm đúng nghề sau đào tạo.


Hiệu quả thiết thực

Ông Đỗ Quang Trung, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Ba Vì cho biết: Để công tác đào tạo nghề hiệu quả và đi vào chiều sâu, ngay từ năm 2010, Phòng LĐ-TB&XH đã tổ chức phát phiếu khảo sát nhu cầu học nghề của từng người dân trong độ tuổi lao động ở xã Ba Trại để mở lớp đào tạo nghề phù hợp như trồng chè, chăn nuôi - thú y, may công nghiệp, điện dân dụng…

Với diện tích đất nông nghiệp gần 1.600 ha, chủ yếu là đồi núi, trong đó chè là cây mũi nhọn, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu cây trồng của xã với 447 ha. Tuy nhiên, theo ông Đinh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Trại: “Hiện nay địa phương vẫn chưa xây dựng được vùng SX chè tập trung. Hoạt động trồng chè vẫn chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình. Trình độ kỹ thuật không đồng đều của người nông dân là cản trở trong việc giữ vững và phát triển thương hiệu chè Ba Trại”.

Xuất phát từ thế mạnh cũng như thách thức trên, năm 2011, Phòng LĐ-TB&XH đã phối hợp với UBND xã Ba Trại mở 2 lớp chuyển giao kỹ thuật trồng chè với sự tham gia của 70 học viên là LĐNT trong thời gian 3 tháng. Kết thúc mỗi khóa học, 100% nông dân được cấp chứng chỉ đào tạo nghề và ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn SX.

Anh Phùng Minh Thuần, học viên tham gia lớp đào tạo kỹ thuật trồng chè, ở thôn 4, xã Ba Trại tâm sự: “Trước đây gia đình tôi thường trồng chè tự phát, cứ nghĩ rằng chỉ cần giâm cành xuống đất, quải phân chuồng và tưới nước thường xuyên là chè sẽ cho búp non và vị ngon. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có thương lái chê chè kém chất lượng.


Anh Phùng Minh Thuần (một học viên được đào tạo kỹ thuật trồng chè) sau khi 
ứng dụng những kiến thức mình học được vào vườn chè của gia đình 
đã đem lại những kết quả tích cực

Sau khi được các chuyên gia về trồng trọt giảng dạy tôi mới vỡ lẽ, để có được một sản phẩm chè ngon thì phải tuân thủ nghiêm ngặt từng quy trình, từ trồng như thế nào? Bón phân theo tỉ lệ bao nhiêu? Thời điểm nào thì cắt tỉa cành lá để cây phát triển tốt và chè đạt chuẩn chất lượng…”.

Bên cạnh lớp học trồng chè, nhận thấy Ba Trại là một trong những địa phương có hoạt động chăn nuôi rất sôi nổi với 170 trại gà (số lượng 3 ngàn đến 1 vạn con); 16 trang trại lợn quy mô trên 100 con… trong năm 2011, địa phương đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh mở 4 lớp đào tạo thú y thủy sản cho 140 nông dân.

Theo chân ông Nguyễn Huy Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Trại tham quan một số mô hình chăn nuôi ở đây, tôi thực sự ấn tượng với trại gà đẻ của anh Hoàng Công Vượng (tại thôn 1). Với 6.000 gà đẻ, trung bình mỗi ngày anh Vượng thu được khoảng 4.000 trứng. Với giá thị trường như hiện nay, mỗi quả trứng chủ trại thu lãi 800 đồng.

“Bây giờ chăn nuôi số lượng lớn, mình cũng phải trở thành bác sĩ thú y “vườn”. Khi gà có dấu hiệu bất thường là mình đoán ngay ra bệnh và lấy thuốc điều trị khi bệnh mới manh nha. Chính vì thế, số lượng gà chết rất hiếm”, anh Vượng khoe.

Đa dạng học nghề

Để giải quyết việc làm cho lao động nữ tại địa phương, trong năm 2012, xã Ba Trại đã mở 2 lớp dạy nghề may công nghiệp, cung cấp 70 lao động lành nghề cho 2 xưởng may của công ty Vi Vít và công ty may 3/2 (đều đóng tại địa phương), tạo điều kiện cho chị em có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tổ chức thành công 2 lớp dạy nghề tin học (35 người/lớp), và đang quản lý 3 lớp dạy nghề sửa chữa điện dân dụng với 105 học viên tham gia.

Ngoài những lớp dạy nghề được tổ chức trên địa bàn xã, được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng LĐ-TB&XH huyện Ba Vì, hơn 10 lao động ở Ba Trại còn được đăng ký tham gia các lớp học nghề khác như xây dựng dân dụng; lễ tân - du lịch; sinh vật cảnh;… được tổ chức ở các xã lân cận như Tản Lĩnh, Cẩm Lĩnh. Sắp tới, UBND xã Ba Trại sẽ đề xuất lên cấp trên xin mở lớp dạy nghề trồng nấm cho lao động địa phương.

Ông Đỗ Quang Trung cho biết: Với đặc thù là một xã miền núi, việc triển khai đào tạo nghề tại xã Ba Trại gặp không ít trở ngại. Đa số lao động của địa phương có kinh tế còn khó khăn, trong khi thời gian đào tạo một khóa học kéo dài 3 tháng, vì thế không phải ai cũng có điều kiện theo học.

Theo quyết định đào tạo nghề cho LĐNT thì chỉ những đối tượng chính sách như người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật… mới được hỗ trợ học tập 15.000 đồng/ngày nên chưa khuyến khích được tinh thần người học. Đặc biệt, nguồn vốn hỗ trợ cho người lao động sau đào tạo còn eo hẹp nên một bộ phận học viên vẫn chưa thể có việc làm sau khi học nghề.

Một số nghề có đông đảo người lao động muốn theo học như chăn nuôi bò sữa, lái xe… thì lại không có trong nội dung của quyết định. Hiện tại, UBND huyện Ba Vì đã hoàn thành đề án chiến lược về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, trong đó định hướng từng nhóm nghề, số lượng lớp học và dự trù kinh phí phù hợp với từng địa phương.

MINH PHÚC 
Theo nongnghiep.vn

 Tags: đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm389
  • Hôm nay30,282
  • Tháng hiện tại156,844
  • Tổng lượt truy cập85,063,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây