Học tập đạo đức HCM

Ðông Sơn Thành công nhờ phát huy nội lực

Thứ hai - 09/02/2015 19:31
Về Ðông Sơn (Ðông Hưng) những ngày cuối năm Giáp Ngọ, trong cái rét ngọt, dễ dàng nhận thấy sự thay da đổi thịt trên từng đường làng, ngõ xóm nơi đây. 4 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ðông Sơn đã khắc phục khó khăn tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2014.
 
Diện mạo mới ở Đông Sơn (Đông Hưng).
 
Từ ý Ðảng
 
Ðông Sơn nằm ở phía Ðông Bắc huyện Ðông Hưng, diện tích tự nhiên 654,7ha, được chia thành 6 thôn với gần 3.000 hộ, trên 9.600 khẩu. Năm 2010, khi Ðông Sơn bắt tay thực hiện xây dựng NTM, kinh tế của xã còn nhiều khó khăn: sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển… tỷ lệ hộ nghèo cao (13%). Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, giao thông, tỷ lệ hộ nghèo… vẫn còn ở mức thấp. Chính vì vậy, nhiệm vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được Ðảng bộ xã chọn làm khâu đột phá, là nền tảng để xây dựng NTM. Các nghị quyết chuyên đề được xây dựng căn cứ vào tiến độ thực hiện, kế hoạch của từng năm. Trong sản xuất nông nghiệp, Ðông Sơn tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; quy hoạch vùng sản xuất, hình thành cánh đồng lớn. UBND xã hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật về gieo cấy, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh gồm 128 lớp với 51 chuyên đề cho hàng nghìn lượt người tham dự.
 

Quá trình xây dựng NTM ở Ðông Sơn đã xuất hiện nhiều nhân tố tích cực, tạo đòn bẩy, góp phần hoàn thành 19 tiêu chí. Ðặc biệt, xã đã huy động con em làm ăn xa quê thành đạt ủng hộ 23,45 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng. Ðể bảo đảm tính bền vững và phát triển của các tiêu chí NTM, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn ngày càng phát triển.
(Ông Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã)

 
Cùng với công tác đào tạo nghề, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được du nhập vào địa phương. Song song với phát triển kinh tế, Ðông Sơn cũng đã lựa chọn những tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cán bộ, đảng viên tới các tầng lớp nhân dân. Cùng với chính sách hỗ trợ xi măng của tỉnh, xã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các thôn và nhân dân nhằm tạo động lực và khuyến khích người dân cùng chung sức tham gia. Cụ thể, về kiên cố hóa đường giao thông, xã trích ngân sách hỗ trợ cát, đá. Cùng với đó là đề cao tính dân chủ, công khai trong tổ chức thực hiện, huy động mọi nguồn lực trong những thời điểm “quyết định”… nhờ đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM ở địa phương.
 
Ðến lòng dân
 
Ngay từ những ngày đầu, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động từng bước làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM. Trên 372m đường thuộc xóm 10, thôn Nam Dụ có 7 hộ với 35 khẩu, trong đó có 2 hộ thuộc diện hộ nghèo. Năm 2004, các hộ dân nằm ven trục đường này đã góp tiền bê tông hóa đoạn đường, tuy nhiên do kinh phí eo hẹp nên mặt đường chỉ rộng 95cm. Ngày thường, hai xe tránh nhau còn khó, ngày mùa, đi lại vận chuyển còn khó khăn hơn nhiều. Khi tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, xã Ðông Sơn cũng hỗ trợ các thôn, xóm cát, đá làm đường, xác định đây là cơ hội “nghìn năm có một”, 7 hộ đã bảo nhau, họp bàn, đồng thuận góp công, góp của mở rộng tuyến đường. Ði trên con đường mới, nghe người dân nơi đây kể về quá trình làm đường mới thấy được thành công từ những chủ trương đúng, sự đoàn kết vì cộng đồng của người dân nơi đây. Ðường dài, số hộ ít, lại có tới 2 hộ nghèo, 3 người là người cao tuổi, để hoàn thành tuyến đường, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, xã, mỗi khẩu phải góp 1.750.000 đồng, 3 cụ cao tuổi được miễn đóng góp. Vừa là đường liên thôn, vừa là đường giao thông nội đồng nên dù theo địa giới hành chính, đoạn đường thuộc thôn Nam Dụ song ruộng hai bên đường lại của người dân thôn khác. Ðể cứng hóa tuyến đường theo tiêu chí NTM, không chỉ đóng góp tiền của, công sức, 7 hộ dân cùng với cán bộ thôn đã nhiều lần đi vận động người dân có ruộng hai bên đường hiến đất mở đường. Ròng rã 1 tháng, con đường bê tông khang trang, rộng rãi đã hoàn thành.
 
Trong 4 năm qua, nhân dân xã Ðông Sơn đã hiến 21.000m2 đất, gần 77.000 ngày công lao động để chỉnh trang đồng ruộng. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM của xã là 161,46 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 114 tỷ đồng. Toàn xã đã kiên cố hóa 22km đường giao thông nông thôn; 10,9km đường giao thông nội đồng; 8,22km kênh mương cấp I loại 3; xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nhà văn hóa ở 6 thôn. Trường học, Trạm Y tế xã đạt chuẩn, phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 26,5 triệu đồng; số hộ có đời sống kinh tế khá, giàu ngày một tăng, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,89%. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân hưởng ứng tích cực, 5/6 thôn đạt danh hiệu thôn làng văn hóa.
 
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, ngày 3/12/2014, UBND tỉnh đã công nhận xã Ðông Sơn đạt chuẩn NTM năm 2014. Sự đổi thay rõ nét của bức tranh nông thôn nơi đây chính là minh chứng cho sự hòa quyện giữa ý Ðảng, lòng dân trong thực hiện xây dựng NTM.
Ngân Huyền
 


Ông Nguyễn Công Nhâm Trưởng thôn Nam Dụ
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các đoàn thể kiên trì vận động từng hộ dân, nhân dân được tự do đóng góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng nên chủ trương hiến đất làm đường nhanh chóng được người dân hưởng ứng. Khu đông dân cư mỗi khẩu cũng góp 500.000 đồng, khu cao nhất là 1.750.000 đồng/khẩu, tuy nhiên người dân rất nhiệt tình hưởng ứng. Ðến nay, trên 2,3km (100%) đường giao thông nông thôn của thôn đã được bê tông hóa, thuận tiện cho nhân dân đi lại, phát triển sản xuất.



Chị Phạm Thị LuyếnXóm 10, thôn Nam Dụ
Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn khi còn nằm trong diện hộ nghèo của xã nhưng gia đình tôi đã đóng góp gần 7 triệu đồng để làm đường giao thông. Hiến đất mở đường, cứng hóa bê tông giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn, đây là mong muốn, nguyện vọng chung của bà con nên không chỉ riêng gia đình tôi mà nhà nào cũng hăng hái.

 
Nguồn: baothaibinh.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập650
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,076
  • Tổng lượt truy cập93,139,740
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây