Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới, sức sống mới

Thứ ba - 10/02/2015 04:43
Sau 4 năm triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân, Hà Nội đang vươn lên dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn NTM. Kết quả ấy là nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân
 
.
Tuyến đường liên xã nông thôn mới tại Yên Sở, huyện Hoài Đức. Ảnh: Chiến Công
Tuyến đường liên xã nông thôn mới tại Yên Sở, huyện Hoài Đức. Ảnh: Chiến Công
Đổi mới ngoại thành
Bí thư Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Quang: Phấn đấu năm 2015 có thêm 4 xã NTM
Hiện, trên địa bàn huyện có 2/3 diện tích đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển đô thị (không thuộc diện thực hiện đồn điền đổi thửa), nhưng trong nhiều năm tới vẫn sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đề nghị UBND TP xem xét, cho áp dụng cơ chế hỗ trợ cứng hóa kênh mương, đường giao thông nội đồng theo Quyết định 16 như các xã thực hiện DĐĐT hoặc cho các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây sẽ là tiền đề để huyện hoàn thành mục tiêu DĐĐT trong năm 2015, phấn đấu đến hết năm, có thêm 4 xã hoàn thành xây dựng NTM, nâng tổng số xã đạt NTM toàn huyện lên thành 16 xã.
Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng:
Khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình 02-Ctr/TU, trong năm 2015, huyện sẽ đẩy nhanh việc xây dựng các đề án, khuyến khích các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và tổ chức các lớp đào tạo nghề, mở rộng việc phát triển các làng nghề, từng bước tăng thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh đó, huyện mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của TP trong điều chỉnh quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện cũng như điều tiết nguồn kinh phí đấu giá đất diện tích trên 5.000m2 ngay tại huyện để thực hiện đề án. Đồng thời, bố trí nguồn vốn để hỗ trợ địa phương đưa hai xã Thọ Xuân và Hồng Hà hoàn thành các tiêu chí còn dang dở, góp phần đưa huyện "về đích" NTM trong năm 2015.

Về ngoại thành những ngày giáp Tết, đâu đâu cũng thấy không khí hối hả vào Xuân. “Chất” NTM hiện ra ngày càng rõ nét hơn, không chỉ ở những con đường, nhà cửa, hạ tầng cơ sở được xây dựng khang trang hay những ô thửa ruộng lớn sau dồn điền đổi thửa mà còn ở những con người mới - chủ thể trong xây dựng NTM.
Thời gian triển khai Chương trình 02 được 4 năm, song nhiều địa phương ví đây như một “cuộc cách mạng” làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn. Bí thư Đảng ủy xã Tiên Dương, huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám chia sẻ, khi bắt tay vào xây dựng NTM, từ cán bộ đến các hộ dân đều lúng túng vì công việc mới mẻ. Tuy nhiên, qua tuyên truyền, vận động và được sự hỗ trợ tích cực của TP, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Quan trọng hơn, người nông dân đã biết chuyển đổi từ trồng lúa sang sản xuất rau an toàn với trên 100ha rau VietGAP, cho giá trị cao gấp 4 - 6 lần so với cấy lúa. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30,1 triệu đồng/người/năm.
Trước khi bắt tay vào xây dựng NTM, Đông Lỗ là một trong 3 xã nghèo nhất huyện Ứng Hòa và cũng nằm trong danh sách 43 xã nghèo nhất toàn TP. Khi ấy, tỷ lệ hộ nghèo của xã lên tới 26%, trong khi hệ thống cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu và nhiều yếu kém. Do trường học thiếu thốn nên học sinh cấp 1 và cấp 2 phải học chung lớp, có điểm trường mầm non diện tích vẻn vẹn chỉ 100m2. Hệ thống điện vốn đã yếu lại bị xuống cấp nên cứ khoảng 15 - 17 giờ hàng ngày, tình trạng mất điện lại xảy ra. Giờ đây, sau hơn 4 năm triển khai Chương trình 02, Đông Lỗ đã hoàn toàn "lột xác". 100% đường làng ngõ xóm đã được đổ bê tông sạch sẽ với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, cống rãnh thoát nước. Trạm y tế, trường học của xã cũng vươn lên đạt chuẩn quốc gia. "Đáng mừng là tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, hiện chỉ còn 4,4%" - Chủ tịch UBND xã Đông Lỗ Đinh Quang San chia sẻ.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP, sau 4 năm thực hiện xây dựng NTM, toàn TP có 109/386 xã đạt chuẩn NTM (đạt 28,23%), bình quân mỗi xã đạt trên 15 tiêu chí. Trong đó riêng năm 2014, qua đánh giá, chấm điểm, TP có thêm 71 xã đạt chuẩn NTM, tăng 11 xã so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhiều huyện thực hiện vượt xa kế hoạch như Đan Phượng, Đông Anh, Hoài Đức, Thường Tín... Với kết quả này, Hà Nội đang trở thành lá cờ đầu của cả nước trong phong trào xây dựng NTM. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó bền chặt.
Bài học từ sự đồng thuận
Nói về kết quả đạt được của Hà Nội, đại diện nhiều huyện cho rằng, Thủ đô có tiềm lực kinh tế lớn nên quá trình triển khai xây dựng NTM thuận lợi hơn rất nhiều. Điều này đúng nhưng chưa đầy đủ, bởi theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM T.Ư và Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP, xây dựng NTM rất cần kinh phí, song đó chưa chắc đã xây dựng thành công NTM vì còn tùy thuộc vào cách làm của từng địa phương. Theo đó, ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 02, một chương trình có vị trí quan trọng chỉ sau xây dựng Đảng và hệ thống chính trị (Chương trình 01). HĐND TP cũng có Nghị quyết 03/2010/NQ- HĐND về xây dựng NTM TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030. Điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của Thành ủy, HĐND, UBND TP đối với chương trình mang tính cách mạng ở khu vực nông thôn này.
Điều đáng mừng là trong quá trình triển khai, chương trình xây dựng NTM đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của toàn hệ thống chính trị, từ TP tới cấp huyện, thị xã và cơ sở. Nói như Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Ngọ Duy Hiểu: Xây dựng NTM như một cuộc sát hạch và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bởi chỉ đạo dồn điền đổi thửa và xây dựng NTM là việc làm rất khó.
Là một trong những huyện thuần nông, khó khăn của TP, ngay từ khi bắt đầu xây dựng NTM, Phúc Thọ đã bị Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP phê bình vì tiến độ chậm, cán bộ còn tư tưởng ngại khó. Ngay sau đó, Huyện ủy, UBND huyện Phúc Thọ đã lên kế hoạch và triển khai tổ chức ngày hội sinh hoạt cộng đồng, tuyên truyền về NTM bằng tiểu phẩm tới tất cả các thôn, cụm dân cư. Đối với cán bộ, phân công rõ trách nhiệm từng thành viên trong Ban Thường vụ phụ trách từng xã, kiểm điểm trách nhiệm, nhắc nhở thường xuyên. Nhờ có sự đồng thuận, đến nay Phúc Thọ đã có 10 xã đạt chuẩn NTM.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái, bài học về thành công trong xây dựng NTM của Hà Nội là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân. Qua đó, phát huy tinh thần trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài. Đặc biệt, phải phát huy cao độ quyền làm chủ của Nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được tham gia bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch những việc trực tiếp liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là xây dựng quy hoạch, đề án NTM. Ngoài ra, để tạo động lực cho chương trình, TP Hà Nội còn kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật, cách làm sáng tạo, hiệu quả và tích cực tham gia xây dựng NTM. Nhờ đó, trên địa bàn Thủ đô ngày càng xuất hiện nhiều hơn những "bông hoa đẹp" trong quá trình triển khai xây dựng NTM.

 
Đến nay, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở xã được cứng hóa trên địa bàn TP đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa đạt 95%. Tỷ lệ thôn có điện đạt 100%, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh là 94%. Tỷ lệ người dân được tham gia bảo hiểm y tế đạt 96%. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,25% năm 2011 xuống còn 2,89%. Thu nhập người dân tăng lên đạt mức 28,6 triệu đồng/người/năm.
Trong 4 năm triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU, toàn TP đã huy động được 48.708 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho triển khai các dự án xây dựng cơ bản khu vực nông thôn ngoại thành. Trong đó, riêng vốn ngân sách TP là 40.678 tỷ đồng (chiếm 83,5%), vốn tín dụng ngân hàng thương mại là 7.870 tỷ đồng (chiếm 16,2%), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 160 tỷ đồng (0,3%).
Trọng Tùng - Thiên Tú
Theo ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập795
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm792
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,763
  • Tổng lượt truy cập93,160,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây