Học tập đạo đức HCM

Điểm tin báo chí ngày 11 tháng 10 năm 2016

Thứ ba - 11/10/2016 08:35
Trong ngày 11/10/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 

1. Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Giáo xứ Thịnh Lạc - điểm sáng xây dựng NTM vùng sơn cước – Tác giả Thu Hà: Những năm qua, bà con giáo dân giáo xứ Thịnh Lạc (Hương Khê) luôn tích cực hưởng ứng các phong trào gắn với thực hiện các tiêu chí NTM và trở thành một trong những điểm sáng của huyện. Không chỉ đến tận nơi động viên, tuyên truyền bà con phát triển kinh tế vườn đồi mà trong những buổi đi lễ tại nhà thờ, cha xứ cũng luôn răn dạy các con chiên phát triển sản xuất, tăng thu nhập, trong đó, chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, phát triển kinh tế trang trại... Ý thức được như vậy, nên những năm gần đây, đời sống người dân ở giáo xứ này ngày càng được nâng lên rõ rệt. Xem chi tiết tại đây

 
Bè cá, vựa ngao “phập phù” theo con nước… - Tác giả Tuệ Anh - Thanh Nga: Một thời, nghề nuôi ngao, cá lồng bè đã giúp người dân một số xã ở Lộc Hà ăn nên làm ra, “mở mày mở mặt”. Thế nhưng, một năm nay, hết thiên tai hoành hành, lại đến ảnh hưởng do sự cố môi trường biển, khiến những vựa ngao, bè cá cứ “héo mòn” theo con nước... Đặc biệt là ở thôn Mai Lâm (Mai Phụ - Lộc Hà) với 43 hộ chuyên sản xuất, cung ứng ngao thương phẩm ra thị trường. Mỗi năm, bình quân hộ nuôi nhiều, lợi nhuận thu được cả tỷ đồng; hộ ít cũng được vài ba trăm triệu. Đến nay, chỉ sau 1 năm do ảnh hưởng của thời tiết, ngao chết như ngả rạ. Vùng nuôi trồng này không bị ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển nên không được liệt kê vào danh sách bồi thường. Điều người dân mong muốn nhất là nhận được sự sẻ chia của các ngân hàng cũng như chính quyền để vượt qua khó khăn… Xem chi tiết tại đây
 
Ký kết phối hợp quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh Hà Tĩnh - Nghệ An – Tác giả Hữu Trung: Ngày 11/10, tại TP Vinh (Nghệ An), Sở NN&PTNT 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa 2 địa phương. Sau một năm thực hiện quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh (Chương trình UN- REED giai đoạn II hỗ trợ triển khai), lực lượng kiểm lâm 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã xây dựng kế hoạch và tổ chức 6 đợt kiểm tra bảo vệ rừng tại gốc, công tác PCCCR; Ngoài ra, hai tỉnh còn phối hợp tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các hành vi phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã trái phép, đặc biệt khu vực ráp ranh... Xem chi tiết tại đây
 

2.Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Đàn cừu độc nhất xứ Quảng của cựu sinh viên công nghệ thông tin – Tác giả Công Xuân: Hiện nay anh Võ Sĩ Phúc (32 tuổi) là người duy nhất nuôi cừu ở Quảng Ngãi. Từ tháng 8.2015, anh Phúc đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng để làm chuồng gỗ rộng trên 20m2 và chọn mua 16 con cừu giống từ Phan Rang, tỉnh Bình Thuận về nuôi. Nhờ nắm vững kỹ thuật và chăm sóc kỹ nên đàn cừu phát triển, sinh sản tốt với 2 lứa/năm (từ 1-3 con/lứa). Đến nay sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, từ 16 con giống ban đầu đàn cừu của anh Phúc đã tăng lên 40 con. Anh Phúc cho biết: Thời gian nuôi từ khi nhỏ đến khi xuất bán được là khoảng 6 tháng, cừu sẽ đạt trọng lượng từ 20-30 kg/con. Với giá thị trường của thịt cừu hiện khoảng 80.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí ước lãi gần 100 triệu đồng/năm. Xem chi tiết tại đây
 

Cái bắt tay đồng hành vì một nền nông nghiệp sạch – Tác giả Ngọc Lê: Cái bắt tay 3 bên: Bộ NNPTNT - Doanh nghiệp - Báo NTNN  tại lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn vừa qua đã khẳng định: 3 bên sẽ đồng hành vì một nền nông nghiệp sạch với các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Hiện đã có 45 địa phương đã có mô hình chuỗi hoàn chỉnh với tổng số 382 chuỗi; 92 chuỗi được cấp giấy xác nhận với các sản phẩm chính là: Rau, quả, chè, thịt, trứng, gạo và thuỷ sản các loại. Xem chi tiết tại đây
 

Lũ về miền Tây, nhà nông... sống lại – Tác giả Huỳnh Xây: Ngày 10.10, ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, mực nước đã phủ trắng nhiều cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong trước đó nhiều ngày. Theo đó, nhiều người dân bơi ghe xuồng len lỏi từ ruộng này sang ruộng khác để giăng câu, thả lưới... Theo ngành nông nghiệp và các chuyên gia ĐBSCL, mực nước dâng lên ở ĐBSCL là do tác động của triều cường lên cao và nước từ thượng nguồn đổ về nhiều. Mực nước này có thể xem như là… lũ nhỏ. Xem chi tiết tại đây
 
Đề xuất thí điểm 7 mô hình hợp tác xã tiên tiến – Tác giả Nguyên Vĩ: TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai thực hiện các mô hình HTX nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình sản xuất và các tiềm năng tại địa phương, gắn với liên kết cung ứng tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, chọn và nhân rộng các mô hình sản xuất – kinh doanh phi nông nghiệp và mô hình phát triển ngành nghề nông thôn – tiểu thủ công nghiệp hiệu quả, điển hình ở nông thôn. Sau khi khảo sát tình hình hoạt động và tổ chức lấy ý kiến, Sở NNPTNT TP.HCM thống nhất lựa chọn 7 đơn vị để thí điểm. Xem chi tiết tại đây
 

Rau, quả rừng đang cần chứng nhận để vào siêu thị - Tác giả Công Xuân: Dù biết nông sản đã thu mua của dân là sạch thế nhưng việc sản xuất chỉ là những hộ cá thể lẻ, nhỏ nên khó có thể áp dụng và thực hiện các quy định để được chứng nhận sạch theo tiêu chuẩn vào được siêu thị. Trả lời về vấn đề này, thừa ủy nhiệm của lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Mậu Văn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Sẽ chỉ đạo cho bộ phận chức năng trực thuộc hướng dẫn để giúp thực hiện đăng ký cho các sản phẩm trên.  Xem chi tiết tại đây
 

 
3.Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:   
Chặng đường nước rút của Thái Nguyên – Tác giả Đồng Văn Thưởng: Năm 2016, Thái Nguyên phấn đấu có thêm ít nhất 15 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 55 xã và không còn xã nào dưới 10 tiêu chí. Thời gian còn lại của năm không nhiều, vì vậy các địa phương đang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí chưa đạt để về đích đúng kế hoạch.Xem chi tiết tại đây 

Tổ thu gom rác thải, cách làm hay của EaM’Nang – Tác giả Trung Dũng: Thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt bảo vệ môi trường là cách làm đang được xã EaM’Nang, huyện CưM’gar (Đăk Lawk) triển khai thực hiện. 7 giờ sáng là thơif điểm tổ bắt đầu hoạt động. Mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, là lời giản cho bài toán thu gom rác thải ở khu vực nông thôn, nhất là những xã đang xây dựng NTM. Xem chi tiết tại đây
 

Canh tác lúa thông minh – ThS Hồ Thế Huy: Mô hình canh tác lúa thông minh tại Long An đã đạt được mục tiêu của chương trình đề ra, vấn đề quan trọng nhất được ban tổ chức đặt ra với các mô hình này là người nông dân trở thành chuyên gia, để tự ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập... Để đạt được những mục tiêu trên, ban tổ chức đã mời 10 nhà khoa học đầu ngành về nông nghiệp làm cố vấn, chịu trách nhiệm về việc soạn thảo tài liệu kỹ thuật, tập huấn cho nông dân để hướng dẫn các kinh nghiệm thực tế. Xem chi tiết tại đây
 

ĐBSCL: Phát triển chăn nuôi để giảm diện tích trồng lúa – Tác giả Đ.T.Chánh: Trước việc trồng lúa gặp khó khăn do thiếu nguồn nước ngọt, xâm nhập mặn gia tăng, một số tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đã có kế hoạch phát triển chăn nuôi gia súc để giảm diện tích gieo trồng lúa. Như ở tỉnh Tiền Giang sẽ chuyển toàn bộ diện tích đất lúa thuộc vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước ngọt sang trồng bắp hoặc cỏ làm nguồn thức ăn cho chăn  nuôi; tỉnh Sóc Trăng giảm diện tích trồng lúa ở vùng nhiễm mặn ven biển, bỏ hẳn vụ lúa thu đông để chuyển sang trồng cỏ...Xem chi tiết tại đây
 

Bùng phát sâu cuốn lá nhỏ trên lúa mùa muộn – Tác giả Tiến Dũng: Nhiều diện tích lúa mùa muộn ở Nghệ An đang nhiễm sâu cuốn lá nhỏ. Do công tác phun trừ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, diện tích nhiễm nặng đến thời điểm này tăng lên đáng kể, mức độ gây hại cao. Hiện tượng này diễn ra nhiều vùng phía đông, huyện Nghi Lộc, với 456 ha lúa muộn bị nhiễm, trong đó có 47ha nhiễm nặng. Hiện tại ngoài đồng ruộng trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đã vũ hóa rộ với mật độ phỏ biến 5-7con/m2 cao 10-20con.m2. Dự báo sâu non tuổi 1-2 lứa 7 sẽ rộ có khả năng sẽ phát sinh với mật độ cao, gây hại nặng trên trà lúa mùa muộn thời kỳ cuối đẻ - làm đòng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Xem chi tiết tại đây

 
Tổng hợp: Minh Tâm 
 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập461
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,322
  • Tổng lượt truy cập92,034,051
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây