Học tập đạo đức HCM

Điểm tin báo chí ngày 16 tháng 9 năm 2016

Thứ bảy - 17/09/2016 03:45

Điểm tin báo chí ngày 16 tháng 9 năm 2016

Trong ngày 16/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam, Đại đoàn kết, Chính phủ có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.


1/Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

 


Trước 20/9, báo cáo UBND tỉnh tổng hợp kê khai, xác định thiệt hại – Tác giả HX: Chủ trì cuộc họp soát xét, đánh giá, chỉ đạo các giải pháp khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân sau sự cố môi trường vào ngày 13/9 vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo các tỉnh bị ảnh hưởng phải khẩn trương hoàn thành công tác kê khai, xác định thiệt hại, tổng hợp số liệu báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/9/2016. Để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công điện yêu cầu Giám đốc các Sở, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, soát xét, thẩm tra giá trị thiệt hại do sự cố môi trường biển của tỉnh theo Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 01/9/2016 của UBND tỉnh (Hội đồng thẩm tra cấp tỉnh), Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã nêu trên và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kê khai, xác định thiệt hại; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Hội đồng thẩm tra cấp tỉnh, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan trước ngày 19/9/2016, đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công bằng, minh bạch, đúng đối tượng và thực tế thiệt hại.
 
BĐBP Hà Tĩnh hỗ trợ 3 xã biên giới 1,5 tỷ xây dựng NTM – Tác giả Minh Toàn: Đảng ủy Đồn Biên phòng CKQT Cầu Treo và Đảng ủy Đồn Biên phòng Sơn Hồng vừa tổ chức sơ kết 5 thực hiện quy chế phối hợp với đảng ủy 3 xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và Sơn Hồng. Sau 5 năm ký kết, thực hiện quy chế phối hợp, đời sống bà con đang ngày một nâng lên, ANCT - TTATXH, an ninh biên giới được giữ vững. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Đồn Biên phòng CKQT Cầu Treo và Đồn Biên phòng Sơn Hồng đầu tư xây dựng 8 nhà văn hóa trị giá 4,5 tỷ đồng; hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình chính sách trị giá 260 triệu đồng..., góp phần đưa xã Sơn Kim 1 trở thành xã biên giới đầu tiên về đích, xã Sơn Kim 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016. Tại hội nghị, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà TĨnh tiếp tục hỗ trợ cho 3 xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, mỗi xã 500 triệu đồng xây để dựng nông thôn mới.

2/  Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

 


Tỷ phú 8X giúp dân tiêu thụ nông, lâm sản – Tác giả Đông Hoàng: Anh Đỗ Ngọc Quý (khu 3, xã Ngọc Đồng, Yên Lập, Phú Thọ) không chỉ là một trong những nông dân làm gia tăng thêm giá trị của hàng nông, lâm sản mà còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 40 lao động nông thôn. Thấy bà con trồng chè vất vả, tiêu thụ lúc được lúc không, khi đắt khi rẻ, năm 2005, anh mở xưởng chế biến chè. Những ngày đầu vận hành, cơ sở chế biến chè của anh hoạt động 24/24 giờ, cứ 8 giờ lại sấy 1 mẻ 3 tấn chè nguyên liệu. Sản lượng chè đen sơ chế sản xuất ra những năm đầu đạt tới 300 tấn/năm. Năm 2006, anh thành lập doanh nghiệp tư nhân Minh Quang để tạo dựng uy tín và thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh. Đến nay quy mô sản xuất của DN doanh nghiệp Minh Quang ngày càng mở rộng, công suất sơ chế đạt tới 12.000 tấn/năm. Xưởng ván bóc, sơ chế gỗ đạt công suất 3.000m3 ván/năm. Tổng doanh thu của 2 xưởng sản xuất đạt 20 tỷ đồng/năm, trừ chi phí mỗi năm lãi ròng đạt gần 1 tỷ đồng. Đối với nhiều bà con nông dân trong vùng, anh đã giúp họ tiêu thụ chè, gỗ nguyên liệu, qua đó thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp-thế mạnh của mảnh đất trung du, miền núi.

 


Lão nông bắt đất phèn “đẻ” tiền tỷ - Tác giả Chúc Ly: Những ngày này, đi đến xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), đâu đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn của những vườn mãng cầu xiêm. Đây được xem là mô hình thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả tại vùng đất phèn mặn. Và người tiên phong trong phong trào trồng mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát tại đây là ông Lê Văn Vui. Sống ở vùng đất nhiễm phèn mặn, đất ruộng mỗi năm làm 1 vụ lúa mùa, năng suất bấp bênh, vợ chồng ông Vui tìm cách cải tạo vườn tạp, trồng cây và chăn nuôi. Đến nay, ông có 1,3ha đất với khoảng 1.200 gốc mãng cầu xiêm, trong đó có 1.000 gốc đang cho trái; thu hoạch 27 tấn trái/năm.; lợi nhuận trung bình 500 triệu đồng/năm”. Khoảng 2 năm trở lại đây, ông Vui còn mở rộng nuôi khoảng 180 con lợn, (mỗi năm xuất bán khoảng 3 tấn lợn thịt, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm). Hiện ông đang phát triển nhân giống mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát, mỗi năm đã bán được khoảng 6-7.000 cây, với giá 20.000 đồng/cây.

Ngạc nhiên: Dân Lý Sơn trồng "thần dược" chùm ngây để... chắn gió – Tác giả Công Xuân: Công dụng của chùm ngây khiến loại rau này được ví gọi là "thần dược" thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, ở xã đảo An Bình (đảo Bé, Lý Sơn, Quảng Ngãi) thì khá ngạc nhiên khi loại cây này lại được trồng vô số chỉ để... chắn gió cho tỏi, hành. Do đặc điểm là thân gỗ, chịu được mặn, sinh trưởng tốt ở vùng đất pha vôi.

Vụ đông “1 tỷ đô” - thực hay mơ? – Tác giả Thiên Hương: Xác định vụ đông là vụ sản xuất (SX) chính vụ trong năm, Bộ NNPTNT đã đặt ra mục tiêu năm 2016, diện tích SX vụ đông đạt khoảng 430.000ha, giá trị đạt từ 23.000 - 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Tuy nhiên, trước tình hình SX đang gặp nhiều khó khăn, một số ý kiến cho rằng con số đó khó khả thi. Theo Cục Trồng trọt, do vụ đông xuân 2015 đã bị muộn hơn 2 tuần so với kế hoạch, cộng với ảnh hưởng của mưa bão đang khiến khung thời vụ của vụ đông 2016 trở nên cấp bách; không ít địa phương bày tỏ lo ngại không có đủ quỹ thời gian để triển khai vụ đông. Đặc biệt, khâu khó nhất hiện vẫn đang nằm ở chuyện thu hút DN. Tiềm năng vụ đông ở miền Bắc lớn, nhưng DN lại tham gia quá ít, chỉ như “muối bỏ bể”.

Khẳng định vị thế, chất lượng nông sản Việt Nam – Tác giả Phương Đông: Tối nay (16.9), tại Cung văn hóa Lao động Hữu Nghị Hà Nội sẽ diễn ra lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015 và biểu dương tấm lòng vàng vì nông dân Việt do T.Ư Hội NDVN chủ trì chỉ đạo tổ chức. Sau 3 năm tổ chức, chương trình đã có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người nông dân trực tiếp sản xuất trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sự thành công của chương trình đã để lại nhiều ấn tượng và tác động tích cực.

Tôm Việt Nam kỳ vọng thành thương hiệu hàng đầu thế giới – Tác giả Nhã Kỳ: Mô hình nuôi tôm nước lợ và xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn do công tác giám sát vùng nuôi, đặc biệt là khâu quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh chưa có hiệu quả; hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm nước lợ chưa đảm bảo… Tại HN “Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ” vừa tổ chức ở Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh “Các ngành, các cấp cần khẩn trương xây dựng sản phẩm con tôm Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia và hướng đến Việt Nam hình thành ngành công nghiệp tôm”; đồng thời trong thời gian tới để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, phát triển vùng nuôi được thuận lợi.
Dưa Kim Cô Hoàng Hậu ngon đầu bảng trong các dòng dưa Việt Nam – Tác giả Thu Thủy: Giống dưa Kim Cô Hoàng Hậu có xuất xứ từ Thái Lan, đang được nông dân xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) trồng thành công nhiều năm nay theo tiêu chuẩn VietGAP, cho hiệu quả và năng suất không thua kém dưa nhập khẩu, lợi nhuận cao hơn nhiều cây trồng khác. Giống dưa này trồng tại Tân Hưng có chất lượng khác hẳn các vùng đất khác, dưa cho trái to hơn, ngọt, thơm và giòn hơn nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. 1 sào dưa hiện tại đang cho năng suất từ 1,4- 1,6 tấn/sào, dưa bán với giá 19.000- 20.000 đồng/kg. Trừ mọi chi phí đầu tư, mỗi sào dưa cũng cho lợi nhuận từ 15- 18 triệu đồng, cao gấp 8- 10 lần trồng lúa.

“Dọn đường” để cá ngừ vươn mạnh ra thế giới – Tác gỉa Ngọc Thúy: Cá ngừ Việt Nam với trữ lượng và tiềm năng khai lớn, hiện là mặt hàng được tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước - đứng thứ 3 (chỉ sau tôm và cá tra). Thời gian tới, cơ hội cho ngành hàng này sẽ tiếp tục gia tăng khi các Hiệp định Thương mại tự do mới được ký kết, hứa hẹn sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho ngành hàng cá ngừ Việt Nam. Trước mắt, Việt Nam phải cố gắng đáp ứng được Tiêu chuẩn MSC, là tiêu chuẩn nghề cá bền vững dựa trên hướng dẫn thực hành cải thiện nghề cá tốt nhất, tiếp đến cá ngừ phải đáp ứng các yêu cầu quốc tế về chứng nhận “an toàn cá heo”.

Tin thương lái, nhà nông ôm quả đắng – Tác giả Đăng Nhật: Vào khoảng tháng 6.2016, ông Nguyễn Công Duy (trú tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) tự xưng là người đại diện của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) ký hợp đồng với một số hộ ở thị xã Ayun Pa trồng bắp lấy thân cung cấp thức ăn cho bò. Theo một số hộ dân, sau khi tính toán thấy có lãi, công ty hứa bao tiêu sản phẩm nên nhiều người đã rủ nhau ký hợp đồng với ông Duy. Nhưng khi đến kỳ thu hoạch, người ký hợp đồng tự xưng là đại diện của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai bỗng phủi tay, khiến bà con dở khóc dở cười… Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Hải – Chủ tịch UBND xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) cho biết, người dân tự ký hợp đồng với ông Duy mà không hề thông qua chính quyền, thêm vào đó đây là hợp đồng dân sự nên chính quyền không quản lý được. “Chúng tôi sẽ mời những hộ dân có liên quan đến trao đổi để nắm tình hình, sau đó sẽ mời đại diện của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai, đối chất xem hai bên thỏa thuận như thế nào và đề nghị các bên phải làm theo đúng hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho bà con”. 

3/  Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

 


Triển khai thí điểm mô hình HTX kiểu mới tại ĐBSCL, kỳ vọng luồng sinh khí mới – Tác giả Ngọc Thắng, Trần Hiếu: Ngày 16/9, tại Cần Thơ, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định 445 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm củng cố và phát triển HTX trong lĩnh vực nông nghiệp tại ĐBSCL. Quyết định 445 (gọi tắt) kỳ vọng sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào 1.242 HTX NN ở ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng: Trước tiên, sẽ thí điểm ở mỗi tỉnh từ 10-15 HTX, ưu tiên các vấn đề nóng là: Nâng cao năng lực quản trị, đào tạo cán bộ quản lý của HTX. Huy động các nguồn lực cho HTX. Đẩy mạnh liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển SX cho các HTX. Thứ trưởng cũng cho biết, củng cố, phát triển HTX sẽ là một trong những tiêu chí để xét công nhận xã NTM.

Bá Hiến tăng tốc cán đích – Tác giả Đỗ Bảo Châu: Để đạt chuẩn NTM năm 2016, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) còn 2 xã cần phấn đấu cán đích vào cuối năm nay. Đó là xã Bá Hiến và Quất Lưu Trong đó, xã Bá Hiến còn 4 tiêu chí cần nguồn lực lớn: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học và môi trường. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã Bá Hiến đang tăng tốc phấn đấu cán đích đúng hẹn.

Cần Thơ: Phát triển nông nghiệp đô thị - Tác giả Lê Hoàng Vũ: TP Cần Thơ đang đẩy mạnh đầu tư SX nông nghiệp tập trung, nông nghiệp đô thị công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân... gắn với quy hoạch vành đai xanh. Tỉnh đã triển khai các mô hình thí điểm như trồng nấm bào ngư, nấm linh chi, nuôi lươn trong bể lót bạt... mang lại hiệu quả kinh tế cao; đối với các mô hình ứng dụng công nghệ vào vào SX thì xây dựng hệ thống tưới phun điều khiển từ xa bằng di động; trong chăn nuôi xây dựng những mô hình theo hướng an toàn sinh học để nông dân từng bước áp dụng kỹ thuật mới, đảm báo chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó triển khai các vùng sản xuất chuyên canh  như vùng cây ăn trái kết hợp du lịch...

4/  Báo Đại đoàn kết đăng tin:

 


Đưa xoài, bưởi vào nhà lưới, nữ kỹ sư thu nhập "khủng" – Tác giả Văn Nhất: Với 20ha đất cằn sỏi đá, trồng trọt không hiệu quả từ các chủ trang trại trước, sau khi được mua lại và đầu tư bài bản với những cách làm không giống ai của nữ kỹ sư cầu đường Nguyễn Thị Kim Hoa, giờ đây  trang trại của bà Hoa đã cho thu hoạch trung bình khoảng 15 tỷ đồng mỗi năm. Cái không giống ai ở đây là hàng ngàn m2 cây ăn trái đã được bà cho sống trong nhà lưới. Nếu như cây rau, hoa và một số cây trồng ngắn ngày khác được trồng trong nhà kính không còn là chuyện lạ, thì việc đưa các loại cây lâu năm như xoài, bưởi vào nhà lưới lại là chuyện chưa từng có trên cả nước. Hiện tại, trong trang trại của bà đã có hơn 3.000 gốc bưởi, 2.000 gốc xoài và 1.000 gốc cam xoàn và rất nhiều gốc cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao khác cho thu hoạch gần 100 tấn/năm. Trung bình mỗi năm bà thu về từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha, sau khi trừ đi mọi chi phí bà cũng có lãi hơn 5 tỷ/năm/20ha.

5/  Báo Chính phủ đăng tin:

 


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp – PV: Cuộc tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thu hút đầu tư nông nghiệp bằng Đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT" được tổ chức vào lúc 13h00 ngày 16/9/2016 tại Cổng TTĐT Chính phủ. Mặc dù nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp chiếm chưa tới 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Làm thế nào để thu hút thêm doanh nghiệp, huy động nhiều hơn nguồn vốn từ xã hội để tái cơ cấu nông nghiệp đang là bài toán khó đối với ngành nông nghiệp. Thực tế cho thấy, đến thời điểm này, các xung lực để "kéo" DN đầu tư vào nông nghiệp đã tụ hội khá đầy đủ. Nếu trước đây, chỉ có một số ít DN vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp, mà cũng chỉ ở khâu thương mại, thì hiện các DN đã đầu tư theo chuỗi, từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm. Trong sơ kết 3 năm thực hiện, Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận, ngành nông nghiệp vẫn tồn tại nhiều yếu kém cần khắc phục như sức cạnh tranh chưa cao, chuỗi giá trị ngắn. 

 

 

Tổng hợp: Minh Tâm 

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,616
  • Tổng lượt truy cập92,575,280
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây