Học tập đạo đức HCM

Kỳ tích Xuân Giang

Chủ nhật - 18/09/2016 20:38
Với không ít người, chuyện xây dựng và hoàn thành chương trình Nông thôn mới của xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) là một kỳ tích. Bởi lẽ, trước khi được chọn và bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Xuân Giang còn là địa phương nằm trong diện khó khăn nhất của huyện. 17% dân số của xã còn nằm trong diện hộ nghèo…

Xuân Giang đã cán đích nông thôn mới như một kỳ tích.

Với khí thế “người người cùng xây dựng nông thôn mới”, chỉ trong hơn 1 tháng bà con Xuân Giang đã chủ động hiến hơn 12.000m2 đất ở, trên 6.000m tường rào và gần 70 công trình trên đất (tổng giá trị gần 10 tỉ đồng), bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công.

Nhắc đến chuyện xây dựng nông thôn mới ở xã Xuân Giang, nhiều người vẫn xem đây như một kỳ tích, bởi lẽ: Trước thời điểm xã được chọn thí điểm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Thọ Xuân nói riêng và của cả tỉnh Thanh Hóa nói chung, Xuân Giang vẫn còn là một xã… rất nghèo, khó khăn bủa vây tứ bề. Mặc dù là địa phương có truyền thống cách mạng và nhiều Khu Di tích nhưng toàn xã vẫn còn tới gần 17% dân số nằm trong diện hộ nghèo. Khi đem soi vào 19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, người ta mới giật mình, xã mới chỉ có ngót nghét gần 4 tiêu chí được xem là đạt chuẩn để làm vốn “lận lưng” động viên, khích lệ chính quyền và người dân những ngày đầu bắt tay vào xây dựng nông thôn mới.

Ngày ấy, vào Xuân Giang chỉ có con đường đất độc đạo, rộng chưa đầy 4m, lầy lội, trơn trượt. 100% đường giao thông liên thôn, nội thôn của xã cũng cùng chung cảnh ngộ. Thêm vào đó, do điều kiện kinh tế khó khăn, toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh, hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt đều tạm bợ… mỗi khi mùa mưa lũ về cả xã chìm trong sự nhếch nhác, hôi hám, môi trường sống của bà con bị ô nhiễm nghiêm trọng.  Làm sao để xây dựng một nông thôn mới phải “mới” nhưng không đánh mất đi những giá trị văn hóa truyền thống vốn có tự ngàn đời, trở thành câu hỏi đau đáu đối với chính quyền và người dân nơi đây.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc cải thiện môi trường sống phải gắn với chỉnh trang giao thông, nhà cửa, khu dân cư… ngay sau khi xã có bản vẽ quy hoạch chi tiết, Ban chỉ đạo đã đưa kế hoạch cụ thể về họp tại từng khu dân cư và đi đến thống nhất: Phần điện, đường trục chính, trạm, trường sẽ do xã đảm nhiệm, phần đường giao thông nội thôn người dân sẽ tự bàn bạc, đóng góp, giám sát và tổ chức thi công dựa trên quy hoạch tổng thể của xã.

Rút kinh nghiệm từ các nhiệm kỳ trước là làm đường từ hệ thống chính dẫn vào ngõ, cứ hết tiền là dừng nên mọi mọi thứ đều dang dở, chắp nối. Nay, tiến hành làm từ hộ dân làm lên. Bà con đều nhất trí, đường nội thôn phải đảm bảo rộng rừ 4m trở lên, bê tông được đổ dày từ 15 – 20cm. Riêng con đường trục chính dài gần 5km chạy qua xã rộng 4m nay được nâng lên thành 9m. Ở đâu người dân còn chưa thông về chủ trương, Mặt trận và các đoàn thể đến từng nhà vận động… 

Với khí thế “người người cùng xây dựng nông thôn mới”, chỉ trong hơn 1 tháng bà con Xuân Giang đã chủ động hiến hơn 12.000m2 đất ở, trên 6.000m tường rào và gần 70 công trình trên đất (tổng giá trị gần 10 tỉ đồng), bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công.

Cũng chỉ trong năm 2011 đến nửa đầu năm 2012, Xuân Giang đã tập trung kiên cố hóa được hơn 11km kênh mương và giao thông nội đồng, phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. 100% đường giao thông liên xã, nội thôn được kiên cố hóa bằng nhựa và bê tông. Đầu tư cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trong các khu dân cư bằng nguồn vốn của người dân kết hợp với nguồn vốn tín dụng và một phần hỗ trợ của ngân sách. Đồng thời, xã cũng đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải, tăng cường tuyền truyền, tổ chức hoạt động thu gom rác thải ở tất cả các thôn. 100% các thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn; trong công tác chỉnh trang nhà cửa tại các khu dân cư cũng được chuẩn hóa. Toàn xã đã có hơn 90% số hộ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đề ra…

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Chế - Bí thư Đảng ủy xã Xuân Giang hồ hởi cho biết, nếu cứ theo đề án ban đầu, để Xuân Giang cán đích nông thôn mới phải tiêu tốn mất khoảng 123 tỉ đồng nhưng bằng tinh thần tất cả chung tay xây dựng nông thôn mới của chính quyền và người dân, xã chỉ “tiêu” hết gần 90 tỉ đồng và tính đến hết năm 2015, các thôn đã thanh toán xong công nợ.  

Theo: Nguyễn Chung/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập572
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,477
  • Tổng lượt truy cập92,036,206
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây