Học tập đạo đức HCM

Định Hòa chú trọng phát triển kinh tế

Thứ ba - 09/07/2013 03:38
Định Hòa là một xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, có trên 63,5% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, là 1 trong 11 xã của cả nước được chọn là mô hình điểm xây dựng NTM.

Trong câu chuyện với ông Đào Văn Lẹ, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Định Hòa, chúng tôi được nghe kể về thành tích của cán bộ và nhân dân Định Hoà trong phong trào xây dựng NTM.

Ông Lẹ cho biết: Đến nay, tổng số tiền đầu tư cho NTM là hơn 230,3 tỷ đồng; trong đó dân đóng góp trên 32,1 tỷ đồng, chủ yếu là hiến đất và vật liệu xây dựng (23,4 tỷ đồng). Ngoài ra, người dân còn hiến đất xây trạm cấp nước tập trung, cung cấp nước sạch trong xã.

“NTM ở Định Hòa đã mở ra cơ hội cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trước khi bắt tay xây dựng NTM, tỷ lệ hộ nghèo của Định Hòa hơn 20%, nay giảm còn 6,42%. Hiện, Định Hoà đã hoàn thành 13/19 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2014 sẽ hoàn thành các tiêu chí còn lại, đạt chuẩn xã NTM", ông Lẹ nói.


Những con đường, cây cầu được bê tông hóa ở Định Hòa

Chỉ sau vài năm thực hiện, các tuyến đường liên ấp, đường vào các khu dân cư đã cơ bản hoàn thành, nhiều tuyến đường đổ vật liệu cứng, tráng xi - măng, bê - tông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất.

Ðây là những con đường “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Con đường có chiều ngang 1,6-2 m, bằng phẳng, thông suốt cả 2 mùa mưa nắng. Hai bên đường là những hàng cây thẳng tắp, những hàng rào dâm bụt xanh tốt trông thật đẹp mắt.

Toàn xã có hệ thống đường giao thông liên xã khá phát triển. Tuyến giao thông liên ấp có tổng chiều dài 47,5 km đã bê tông hóa gần 24,5 km, với tổng kinh phí hơn 13,6 tỷ đồng.

Ngoài phát triển giao thông nông thôn, Định Hòa chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Các mô hình sản xuất hiệu quả trong xã đang được nhân rộng “Cánh đồng 4 tốt”, “Nuôi heo sinh sản”, “Nhân giống lúa xác nhận”, “Tổ dịch vụ làm thuê trong nông nghiệp” và thành lập 4 hợp tác xã (2 HTX nông nghiệp, 1 HTX trồng nấm rơm, 1 HTX đan lát) và 738 tổ hợp tác, với trên 2.000 xã viên, tổ viên.

Nhờ làm ăn hợp tác, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên giảm được chi phí, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. Thu nhập bình quân của xã năm 2012 đạt 25,5 triệu đồng/người. Nhiều hộ nông dân trong xã đã biết liên kết làm ăn để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Phương Nghi
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập420
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm401
  • Hôm nay51,718
  • Tháng hiện tại826,996
  • Tổng lượt truy cập92,000,725
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây