Học tập đạo đức HCM

Đổi thay ở Bản Sen.

Thứ ba - 21/04/2015 23:32
Khi điện lưới được đưa ra xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), người dân nơi đây rất phấn khởi, bởi đây sẽ là nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Bản Sen là một trong ba xã đảo nghèo của huyện Vân Đồn với tổng số khoảng 1.200 dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng và chăn nuôi. Những năm trước khi chưa có điện lưới quốc gia, cuộc sống của nhân dân rất khó khăn do chi phí sử dụng điện khá cao. Mỗi ngày người dân ở đây chỉ được sử dụng điện từ máy phát 2-3 tiếng vào buổi tối (từ 19h-22h), vậy nhưng, số tiền phải chi trả có một tháng cũng lên đến 300.000-400.000 đồng. Đặc biệt, những gia đình làm nghề kinh doanh dịch vụ, cơ khí, hàn, xì… chi phí mua dầu để chạy máy phát còn lên đến 2-3 triệu đồng/tháng. Mặc dù có lợi thế về phát triển lâm nghiệp hay nghề nuôi trồng thủy hải sản song không có điện lưới quốc gia, KT-XH trên xã đảo phát triển rất chậm. Nằm trong dự án đưa điện lưới ra 5 xã đảo huyện Vân Đồn, xã Bản Sen được đóng điện vào tháng 12/2014. Có điện, công tác y tế  thuận lợi hơn rất nhiều. Theo ông Phạm Đức Sảo, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Bản Sen, trước đây, trạm sử dụng điện máy phát thường không đủ ánh sáng, hơn nữa, cũng phải hạn chế sử dụng máy móc hoặc một số loại thuốc như: vắc xin sởi, AT, Hit… do không đủ điều kiện bảo quản nên cứ để một thời gian là phải bỏ đi, vô cùng lãng phí. Từ khi có điện, công tác khám chữa bệnh được đảm bảo hơn, cụ thể như việc cấp cứu vào ban đêm, các ca sinh đẻ trạm đều có thể xử lý tốt, không còn trở ngại như trước. Theo ước tính của người dân nơi đây, sau khi được sử dụng điện lưới quốc gia, số tiền điện của họ chi trả hằng tháng có thể giảm đi một nửa nhưng cường độ sử dụng điện thì lại tăng lên gấp nhiều lần. Điện lưới quốc gia về xã đảo còn giúp cho việc dạy và học thuận lợi hơn. Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Bản Sen Nguyễn Thu Trang cho biết, việc đưa điện lưới về với xã đảo Bản Sen nói riêng có rất nhiều thuận lợi đối với công tác giảng dạy cũng như việc quản lý của nhà trường. Các thiết bị đã được nhà trường đầu tư từ trước nhưng do thiếu điện nên chỉ dành cho các tiết thao giảng, bây giờ đã được sử dụng thường xuyên phục vụ nhu cầu giảng dạy. Bên cạnh sự thay đổi của y tế, giáo dục, việc SXKD của người dân cũng có những chuyển biến tích cực. Chị Nguyễn Thị Tâm, thôn Nà Na, chủ cửa hàng tạp hóa chia sẻ: Cửa hàng của gia đình tôi trước đây chỉ bán ít đồ khô, đồ tạp hóa. Nhưng từ ngày có điện, tôi đã nhập thêm một số mặt hàng cần bảo quản, chả cá, chả mực, thức ăn sẵn đóng gói,  một số các thiết bị, đồ điện gia dụng… để phục vụ cho đời sống nhân dân trên đảo cũng như mở rộng buôn bán kiếm thêm thu nhập… Có lẽ Tết Ất Mùi 2015 vừa qua là cái Tết tươi vui nhất từ trước đến nay của người dân xã đảo Bảo  Sen. Hầu hết gia đình nào cũng có tivi để đón xem những chương trình hay trên sóng truyền hình, hoặc tham gia các chương trình tất niên cuối năm trong ánh điện rực rỡ… Được biết, ngay trước Tết, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn mua ti vi, tủ lạnh, bình nóng lạnh để phục vụ nhu cầu của gia đình..

 
 NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay16,798
  • Tháng hiện tại310,203
  • Tổng lượt truy cập85,217,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây