Học tập đạo đức HCM

Đồng Văn (Tân Kỳ): Nông thôn mới từ góc nhìn xã hội hoá

Thứ tư - 18/07/2012 00:31
Trước đây, xe máy, ô tô không vào được xã Đồng Văn (Tân Kỳ - Nghệ An) vì đường sá lầy lội, lởm chởm ổ gà, ổ voi, lại nằm cheo leo giữa lưng chừng núi. Thế nhưng, nhờ sự nỗ lực “thần kỳ” của lãnh đạo và nhân dân địa phương, đến nay, Đồng Văn đã khoác lên mình diện mạo mới.
 

Là xã miền núi vùng cao nên gần 100% số hộ ở Đồng Văn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có 452ha đất sản xuất 2 vụ lúa, trong đó chỉ có 47,5ha chủ động được nước tưới nhờ 2 con đập Đồng Kho và Khe Chiềng, diện tích còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, bởi thế mà năng suất lúa ở đây rất khiêm tốn, chỉ đạt 2 tạ/sào - 360m2. Do thiếu nước sản xuất, nhiều hộ đã phải chuyển sang trồng cây màu như: ngô, khoai, lạc…, song đời sống của bà con vẫn không bớt khó khăn.

 

Trong khi đó, trên địa bàn xã lại có khe Nặm Rọn, nước chảy quanh năm với lưu lượng lớn, nhưng do chưa có công trình thuỷ lợi nên nước cứ thế đổ ra sông, rất lãng phí. Vì vậy, người dân Đồng Văn rất mong được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi trên dòng Nặm Rọn để sản xuất thuận lợi hơn.

 

Khó khăn là thế, song nếu có dịp ghé thăm Đồng Văn vào những ngày tháng 7 này, ai cũng sẽ ngạc nhiên trước sự đổi thay của những con đường liên thôn, xã. Trước đó, mỗi khi đến Đồng Văn, ai cũng ngại vì mưa xuống là đường sá lầy lội, còn nắng nóng thì mù mịt bụi. Trước tình cảnh đó, người dân Đồng Văn đã đồng sức, đồng lòng cùng các xã bạn như Kỳ Tân, Kỳ Sơn, Nghĩa Hành… ra quân sửa chữa đường giao thông. Trong đó, gia đình chị Nguyễn Thị Hoa ở bản Kẻ Chiềng là một trong những hộ có đóng góp lớn để mở đường.

 

Cũng như bao hộ khác, mía là nguồn thu nhập chính của gia đình chị Hoa. Nếu giao thông đi lại thuận tiện sẽ giúp việc vận chuyển mía của gia đình dễ dàng hơn, các con chị cũng sẽ không phải đến trường trên những con đường lầy lội. Do đó, ngay khi xã phát động phong trào đóng góp làm đường, chị đã đầu tư mua đất đá sửa con đường trước nhà.

 

Chị Hoa cho biết thêm: “Trước đây, đường lõm như hào sâu, xe chở mía không thể vào được nên mỗi khi thu hoạch, nhà nào cũng phải vác mía đi bộ tới 2km ra gần UBND xã để tập kết rồi cho xe chở về nhà máy. Vì thế, ngay khi có tiền bán mía, gia đình tôi liền mua vật liệu để vá đường cho bằng phẳng”.

 

Không chỉ gia đình chị Hoa mà tất cả các hộ khác trong xã cũng nô nức cùng nhau sửa đường theo chủ trương: xã hỗ trợ đất, phương tiện, còn dân góp công sức san đường. Đến nay, cơ bản Đồng Văn đã khắc phục xong những đoạn đường ổ voi, ổ gà.

 

Ông Phạm Công Lý, Chủ tịch UBND xã hồ hởi cho biết: “Từ khi có chủ trương làm đường giao thông nông thôn, bà con phấn khởi lắm. Cùng với sự đóng góp của toàn dân, xã đã trích ngân sách mua 200 xe đất kết hợp cùng máy móc của các doanh nghiệp để sửa sang nhiều tuyến đường yếu như Tân Lập - Nhà Tra - Đồng Mỹ, Văn Sơn - Khe Chiềng…”.

 

Cũng theo ông Lý, hiện Đồng Văn đang tranh thủ các dự án để đầu tư phát triển kinh tế, giúp dân xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, xã cũng tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới, huy động nội lực và thu hút nguồn vốn bên ngoài để xây dựng hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại.

 

Cùng với đó, xã cũng chú trọng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, cụ thể, hệ thống trường lớp được xây dựng ngày càng hoàn thiện, khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị cho dạy và học được đáp ứng đầy đủ. Nhờ đó mà chất lượng dạy và học của các trường ngày càng được nâng cao; tỷ lệ bỏ học giữa chừng của các em giảm mạnh; tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp các cấp, thi vào THPT, đại học, cao đẳng năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt là không còn cảnh một số em thất học như trước đây.

 

Dù phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng với sự chung sức, chung lòng của chính quyền và nhân dân, tin rằng Đồng Văn sẽ gặt hái được nhiều thành tích hơn nữa, xứng đáng là điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền núi phía Tây xứ Nghệ.
 

Kế Hùng

Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,214
  • Tổng lượt truy cập92,008,943
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây