Học tập đạo đức HCM

Dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Sẽ là thiếu sót rất lớn...

Chủ nhật - 11/06/2017 07:10
(DNVN) - Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa không định danh Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về vai trò, trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Thời gian vừa qua, Doanh Nghiệp Việt Nam đã có loạt bài phỏng vấn liên quan đến dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các ý kiến đều tỏ ra phấn khởi khi sắp ra đời đạo Luật đi sâu đi sát vào quyền lợi của doanh nghiệp, nhưng cũng cảm thấy tiếc nuối, thiếu sót khi dự án Luật không định danh Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trong khi Hiệp hội này là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Không thỏa mãn

Bản Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cuối cùng trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 12/6 tới có tình tiết đáng chú ý khi không định danh tên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các Hiệp hội Doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Đánh giá về việc này, ông Phùng Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Giang cho rằng: "Việc cho ra đời Luật Hỗi trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bước tiến lớn của chính sách, có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, một số điều trong Luật khiến chúng tôi không thỏa mãn".

Theo ông Minh, vai trò của tổ chức đại diện đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, không hiểu sao tại bản dự thảo cuối cùng khi được trình Quốc hội lại không ghi rõ tên, vai trò và trách nhiệm của các Hiệp hội như Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, khiến cộng đồng doanh nghiệp khá bức xúc.

Xem chi tiết tại đây!

 

 

... rất đáng tiếc

Tại buổi tọa đàm "Doanh nghiệp được hưởng gì từ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?" diễn ra chiều 6/6, một lần nữa vấn đề về vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được đưa ra bàn luận.

 

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam (trái), ông Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (giữa) và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.

Ông Nguyễn Văn Phúc - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, trong dự thảo mới nhất trình Quốc hội biểu quyết thông qua không ghi tên Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng như các Hiệp hội ngành khác là rất đáng tiếc.

"Tôi rất lấy làm tiếc vì Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tổ chức mà đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đáng nhẽ phải được ghi tên ở trong Luật".

"Ghi tên không phải để cho oai, mà là để xác định vị trí và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa mà mình đại diện. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng đã có những phát biểu, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị định danh nhưng có lẽ là do còn có ý kiến khác nhau nên không ghi tên cụ thể", ông Phúc nói.

Theo ông Phúc, trong Điều 26 của Dự thảo mới ghi là “trách nhiệm của các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp" với doanh nghiệp còn rất chung chung vì vậy cần phải ghi rõ vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, Hiệp hội.

Xem chi tiết tại đây!

... thậm chí khó hiểu

Ông Đinh Minh Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, ông rất đồng tình với ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) về việc dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải định danh Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong trách nhiệm hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Thật khó hiểu, một cơ quan Trung ương, một tổ chức đại diện cho 97% doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại không được ghi tên trong Luật hỗ trợ những doanh nghiệp thành viên của mình. Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng thắc mắc về việc này và tôi nghĩ cơ quan ban hành Luật cũng cần lắng nghe", ông Quý bức xúc.

Theo vị này, cần phải có một tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật để họ đại diện đứng lên đòi quyền lợi cho các doanh nghiệp. Việc ra đời dự án Luật trước hết cần phải gắn liền với hoạt động của Hiệp hội này bởi dự án Luật sẽ là cầu nối, tác động tích cực tới hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thành viên nói riêng.

Xem chi tiết tại đây!

Vì vây, Luật cần giao trách nhiệm rõ ràng cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Theo ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là nơi để tổ chức kết nối, ghi nhận các khó khăn từ các Hiệp hội Doanh nghiệp địa phương. "Nó như là một đầu mối để cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội được đối thoại với cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi không thể nào mà Hiệp hội doanh nghiệp của 55 tỉnh thành báo cáo các vấn đề với cơ quan Nhà nước được", ông Quốc Anh phân tích.

Ông Mai Quốc Anh cũng cho rằng, khi tiếp nhận các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, một đơn vị đại diện như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ là cơ quan tiếp nhận rồi sau đó tổ chức phổ biến, như vậy sẽ bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Ngoài ra, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn có vai trò liên kết hợp tác quốc tế. Vì ở các nước cũng đều có các Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ phát triển tương đối mạnh. Khi Hiệp hội Trung ương nhận được trách nhiệm từ phía cơ quan Nhà nước thì phía đối tác sẽ tin tưởng, có những mô hình, phối hợp liên kết với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

"Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là tổ chức lớn, uy tín và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, mà hiện có tới 97% doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, việc Luật giao trách nhiệm cho Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là rất cần thiết và hợp lý", lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhận định.

theo http://doanhnghiepvn.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,547
  • Tổng lượt truy cập92,045,276
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây