Học tập đạo đức HCM

Nghề lạ ở Ninh Bình: Ngồi nhà tết đuôi trâu, kiếm chục triệu/tháng

Thứ sáu - 09/06/2017 03:26
Từ những cọng rơm khô thô rát vô hồn, qua bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), chúng đã trở thành những sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu sang tận Nhật Bản. Theo tìm hiểu của phóng viên Nhà nông/báo điện tử Dân Việt, nhờ nghề độc đáo trên mà nhiều hộ ở các xã của huyện miền biển nơi đây có thu nhập ổn định, có người làm nghề này kiếm được cả chục triệu đồng/tháng.

nghe la o ninh binh: ngoi nha tet duoi trau, kiem chuc trieu/thang hinh anh 1

Nguyên liệu chính để làm đuôi trâu là thân các cây lúa tám thơm, loại lúa này sau khi được nông dân cấy được khoảng 45 ngày (lúa chưa trổ bông) sẽ được được doanh nghiệp thu mua, cắt về đem phơi, sấy khô và cung cấp cho bà con làm nghề.

Theo tìm hiểu của phóng viên Nhà nông/báo điện tử Dân Việt, nghề quấn đuôi trâu thực chất là quấn rơm khô, do nhìn giống đuôi trâu nên mọi người ở đây gọi vui với nhau là quấn đuôi trâu. Hiện, nghề này đang phát triển mạnh ở các xã Ân Hòa, Kim Chính, Như Hòa, Quang Thiện… của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Năm nào cũng vậy, cứ đến vụ lúa (một năm 2 vụ) người dân nơi đây lại bận rộn với công việc quấn rơm khô xuất sang Nhật Bản.

 nghe la o ninh binh: ngoi nha tet duoi trau, kiem chuc trieu/thang hinh anh 2

Nhờ nghề độc đáo này mà các nông dân ở các xã của huyện Kim Sơn chỉ cần ngồi trong nhà làm cũng kiếm được cả chục triệu/người/tháng. “Nếu so với sản xuất lúa truyền thống, nghề quấn đuôi trâu không những không chịu rủi ro mà thu nhập còn gấp hàng chục cấy lúa” – anh Hiếu nói.

Anh Vũ Đình Chiến, một trong những hộ gia đình chuyên làm nghề quấn đuôi trâu ở xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn cho biết, đuôi trâu là loại hàng hóa đặc biệt, các đuôi trâu được bện bằng rơm khô. “Trong mấy năm gần đây, do nhu cầu tiêu dùng phục vụ tín ngưỡng của người dân phía đối tác Nhật Bản tăng cao nên các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài huyện đặt nông dân làm nhiều. Chính vì thế mà bà con ở miền biển này có thu nhập đều hơn trước” – anh Chiến tiết lộ thêm với phóng viên Nhà nông/báo điện tử Dân Việt.

 nghe la o ninh binh: ngoi nha tet duoi trau, kiem chuc trieu/thang hinh anh 3

Để hỗ trợ cho nông dân làm nghề, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện Kim Sơn đã đào tạo, tập huấn bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc” cho bà con. “Nghề làm đuôi trâu không khó nên chúng tôi học nghề nhanh và có thu nhập ngay từ khi học” – bà Hương chia sẻ.

Anh Chiến cho biết thêm, nguyên liệu chính để làm đuôi trâu là thân các cây lúa tám thơm, loại lúa này sau khi nông dân cấy được khoảng 45 ngày (lúa chưa trổ bông) sẽ được được doanh nghiệp thu mua, cắt về đem phơi, sấy khô và cung cấp cho bà con làm nghề. Điều đáng nói là loại rơm này sau khi phơi, sấy khô sẽ có màu xanh, dẻo dai và có mùi thơm đặc trưng của lúa tám. Chính vì thế mà sản phẩm làm ra không chỉ đẹp mắt mà còn có mùi thơm rất tuyệt vời.

“Hai vợ chồng tôi trung bình mỗi ngày làm được 100 chiếc đuôi trâu loại nhỏ, mỗi chiếc được doanh nghiệp thu mua 7.000 đồng, có đợt phía doanh nghiệp đặt quấn loại đuôi trâu cỡ lớn, dài cả chục mét thì 2 vợ chồng kiếm được tiền triệu mỗi ngày”- anh Chiến chia sẻ.

 nghe la o ninh binh: ngoi nha tet duoi trau, kiem chuc trieu/thang hinh anh 4

 Cận cảnh sản phẩm đuôi trâu do các “nghệ nhân” nông dân ở huyện Kim Sơn làm ra để xuất khẩu sang Nhật Bản.

Hơn 6 năm làm nghề, bà Vũ Thị Hương 46 tuổi, xã Ân Hòa) hiểu hơn ai hết công việc cũng như hiệu quả kinh tế mà nghề quấn đuôi trâu đem lại cho gia đình mình. Tâm sự với phóng viên Nhà nông/báo điện tử Dân Việt, bà Hương bảo:”Nghề này không giống với các nghề khác, nông dân không mất tiền đầu tư, ai muốn làm chỉ cần tìm đến các doanh nghiệp lấy nguyên liệu về làm theo mẫu xong bán lại cho họ là có tiền. Nhờ cái nghề không giống ai này mà gần 6 năm nay gia đình tôi có thu nhập ổn định, có tiền trang trải và nuôi con cái ăn học”.

Theo: Quân Phạm/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập498
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,733
  • Tổng lượt truy cập92,043,462
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây