Học tập đạo đức HCM

Gắn “tem” cho gà

Thứ bảy - 12/01/2013 02:06
Sau nhiều lần thương thảo, cuối cùng "cú bắt tay” của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang về việc cung ứng khoảng 5 triệu con gà đồi Yên Thế cho thị trường Thủ đô tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán này đã hoàn tất. Người tiêu dùng đất Hà thành đã phần nào yên tâm về việc sẽ có những sản phẩm gà sạch, được đăng ký bảo hộ thương hiệu nghiêm túc, được nuôi theo quy trình … dân dã, được vận chuyển và giết mổ đảm bảo vệ sinh sẽ đến với mỗi gia đình trong mâm cơm ngày Tết. Hơn thế, đó còn là sự kích hoạt thị trường tiêu thụ gia cầm vốn gây không ít nghi ngại và hoang mang trong thời gian qua.
Để đảm bảo cung ứng được gà sạch, chất lượng và không để ảnh hưởng "thương hiệu” gà đồi 
Theo Sở Công Thương Hà Nội, thị trường Hà Nội hiện tiêu thụ khoảng 120 tấn gia cầm/ngày, tuy nhiên các cơ sở chăn nuôi và nông dân Hà Nội chỉ bảo đảm sản xuất được hơn 50 tấn/ngày. Tại chợ Hà Vỹ, mức lưu chuyển khoảng 80-90 tấn/ngày, gần đây giảm xuống còn 50 tấn/ngày do gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị ngăn chặn quyết liệt. Tuy nhu cầu cao nhưng theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, gà đồi Yên Thế chỉ tiêu thụ "khiêm tốn” 4-6 tấn/ngày. Nguyên nhân là do hệ thống thương mại và người tiêu dùng Hà Nội chưa biết nhiều đến thương hiệu và sản phẩm này.
Yên Thế, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang vừa quyết định dán tem lên từng… lồng gà (ban đầu, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang muốn gắn tem nhãn lên "từng con gà lông” (gà sống) để khẳng định xuất xứ, chất lượng nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết gà Yên Thế thật với gà "giả mạo” thương hiệu Yên Thế và gà nhập lậu từ Trung Quốc). Song trên thực tế, việc sử dụng biện pháp này sẽ rất khó khả thi. Vì gắn tem cho gà sống là không hề đơn giản và tốn kém nhiều nhân lực, thời gian. Hơn nữa, mỗi trang trại gà đều nuôi tới vài nghìn con, thậm chí là cả chục nghìn con. Việc gắn (dán) tem lên từng con gà thịt sẵn còn khó, chứ nói gì đến gà sống.  Thế nên, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã chọn biện pháp gắn tem lên xe vận chuyển và lên lồng gà, thay vì việc gắn tem lên từng con gà như ý định ban đầu.
 
Dù chỉ là giải pháp tình thế, và cứ cho là việc gắn tem gà Yên Thế "xịn” lên từng chuyến xe vận chuyển về Hà Nội và trên mỗi lồng gà là khả thi, thì lại có ý kiến quan ngại rằng, liệu trong mỗi lồng gà Yên Thế "xịn” lại không bị trà trộn theo kiểu "lập lờ đánh lận con đen” hoặc con tem đã dán trên lồng gà sẽ bị "quay vòng” chở gà lậu? Rồi xe vận chuyển rất có thể sẽ bị một số người không tốt quay ngược về Lạng Sơn, Móng Cái … để "quá giang” gà thải loại của nước ngoài? Đặc biệt, khi gà về đến các chợ đầu mối, thì các nhãn mác, tem bảo đảm gần như không còn giá trị gì vì các tiểu thương sẽ "xé lẻ” lồng gà để bán cho người tiêu dùng. Khi đó, việc nhận biết gà Yên Thế "thật” hay "dởm” chắc đến người dân Yên Thế cũng đành "bó tay”, chứ nói gì người Hà Nội. Nếu người dân Khoái Châu (Hưng Yên) có đặc sản gà Đông Tảo cũng dán tem thì còn dễ nhận biết (như chân to, cổ chân có vảy dạng thịt, đùi màu đỏ tía …), còn riêng gà đồi Yên Thế cũng chẳng khác gì gà các địa phương khác.
 
Trong thời điểm mà việc ngăn chặn các nguồn gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc, thậm chí là gia cầm thải loại của nước ngoài đang đi đúng hướng và rất hiệu quả như hiện nay, việc tỉnh Bắc Giang đề ra một giải pháp để bảo vệ cho sản phẩm gà đồi Yên Thế là rất đáng hoan nghênh.  Tuy nhiên, việc làm này có hiệu quả đến đâu lại là điều đáng phải suy nghĩ, cân nhắc. Bởi chủ trương thì hợp lòng dân, hành động thì cương quyết, nhưng quá trình thực hiện có đạt được hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Hơn nữa, nước ta không chỉ có đặc sản gà đồi Yên Thế mà còn có nhiều giống gà ngon như gà Đông Tảo, gà Hồ, gà mía, gà ác, gà tre... Người chăn nuôi và tiêu dùng ở 63 tỉnh, thành cả nước cũng cần được bảo vệ chứ không riêng gì người chăn nuôi Bắc Giang hay người tiêu dùng Thủ đô. Bởi thế, việc quản lý một loại thực phẩm phổ biến và được người dân sử dụng nhiều như thịt gà cần có quy củ, có hệ thống trên phạm vi cả nước chứ không thể dừng lại ở việc sử dụng "biện pháp bảo vệ gà” như… dán tem cho rượu ngoại. Hy vọng tỉnh Bắc Giang sẽ tìm ra những giải pháp khả thi hơn trong vấn đề cụ thể này.
Thanh Tường
http://daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập500
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại219,085
  • Tổng lượt truy cập90,282,478
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây