Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới ở Phước Long

Chủ nhật - 13/01/2013 20:21
Phước Long vẫn còn là một huyện nghèo, thu nhập chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, những gì mà nhân dân đóng góp để xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thể hiện sinh động sự tin tưởng, quyết tâm của người dân trong thực hiện chủ trương xây dựng huyện điểm về NTM toàn quốc. Điều đó bắt nguồn từ việc Đảng bộ huyện Phước Long không ngừng phát huy truyền thống, đưa văn hóa trở thành sức mạnh thôi thúc mọi người cùng thi đua, vượt khó, tiếp tục xây dựng NTM.

Hiệu quả từ mô hình sản xuất bền vững. Ảnh: Song Hỷ

Biến đất trũng thành cánh đồng 100 triệu đồng/ha

Một trong những yếu tố thành công trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phước Long đó là nghị quyết. Bởi phần lớn những nghị quyết do Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Phước Long ban hành đều thực hiện thắng lợi. Trong đó, có những nghị quyết thực hiện thành công hơn cả sự mong đợi và trở thành những bài học, mô hình điểm cho các địa phương trong và ngoài tỉnh học tập, nhân rộng.

Điển hình như để thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp trên, BCH Đảng bộ huyện còn kèm theo chỉ thị, đề án cho từng lĩnh vực cụ thể như: Đề án cải tạo vườn tạp; chỉ thị phát triển vườn rau gia đình; chỉ thị phát động phong trào cán bộ, đảng viên tham gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình; chỉ thị phát động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Những nghị quyết, chỉ thị ấy đã đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, trở thành nền tảng văn hóa tinh thần, có sức lan tỏa sâu rộng để mọi người tích cực tham gia.

Đơn cử như việc Huyện ủy ban hành đề án về chỉ đạo cải tạo vườn tạp. Từ đề án này, nhiều người dân thoát nghèo và có điều kiện làm giàu ngay trên mảnh đất đã bị bỏ hoang hàng chục năm qua. Chỉ hơn 2 năm thực hiện đề án, đã có trên 5.000ha đất vườn tạp, đất bỏ hoang, đất trũng trở thành những ruộng lúa, vườn rau, ao cá cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Ông Lê Văn Cảnh (ấp Tường 4, xã Hưng Phú, huyện Phước Long) cho biết: “Trước khi thực hiện phong trào nông dân cải tạo vườn tạp, ở ấp này nhiều hộ nghèo lắm. Phần lớn là đất vườn, cây cối mọc um tùm; nhiều khu vực bị lung trũng, có nơi nước ngập sâu hơn đầu gối nên nông dân bỏ hoang. Sau khi phát động phong trào nông dân cải tạo vườn tạp, do thấy được hiệu quả kinh tế nên ngày càng có nhiều nông dân hưởng ứng. Người thì cải tạo đất để trồng rẫy, còn người thì trồng lúa, lợi nhuận không dưới 50 triệu đồng/ha/năm”.

Riêng gia đình ông Cảnh, với mô hình trồng màu, mỗi vụ cũng thu khoảng 12 triệu đồng/2 công. Nếu tính cả năm cũng lãi trên 70 triệu đồng. Hiện nay, ông Cảnh đang áp dụng mô hình trồng dưa hấu trên giàn ngay trên mảnh đất trũng bị bỏ hoang ngày xưa.

Để thực hiện thành công các nghị quyết, chỉ thị hay đề án, BCH Đảng bộ huyện xác định: Cán bộ, đảng viên phải tiên phong làm trước, rồi mới đến vận động nhân dân cùng làm. Ví dụ, trong thực hiện Chỉ thị số 02-CT/HU về phát động phong trào cán bộ, đảng viên tham gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua đó, đảng viên làm gương cho nhân dân và góp phần thực hiện thắng lợi công tác giảm nghèo. Bởi, nếu bản thân đảng viên và dòng tộc còn nghèo thì không thể nhận đỡ đầu hộ nghèo. Hoặc trong vận động mọi người thi đua lao động sản xuất và áp dụng những mô hình mới. Từ quan điểm chỉ đạo “đảng viên đi trước” đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đảng viên thực hiện, đặc biệt là phát huy truyền thống văn hóa từ mỗi gia đình đảng viên.

Đưa chỉ thị vào từng hộ dân

Không chỉ có đề án cải tạo vườn tạp, nhiều chỉ thị khác đã giúp người dân tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng đất. Đó là Chỉ thị số 06 của Huyện ủy về việc phát triển vườn rau gia đình. Mục đích ban đầu của chỉ thị là vận động các hộ nghèo tận dụng diện tích đất trống nhằm góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình. Chỉ cần một mảnh đất nhỏ trước sân nhà hoặc sau vườn, mỗi gia đình cũng có thể tự trồng rau để ăn. Rồi từ việc một số hộ trồng nhiều, ăn không hết, nên lại nghĩ đến chuyện bán bớt cho các hộ lân cận hay đem bán ở chợ. Vậy là mô hình phát triển vườn rau gia đình cũng hình thành nên mô hình sản xuất rau hàng hóa để bán ở chợ. Nếu trồng rau mang lại hiệu quả thiết thực như thế thì tại sao lại không thả nuôi cá ở những ao bị bỏ trống lâu nay? Và từ đó, một chỉ thị của Huyện ủy về vườn rau đã được phát triển thêm ao cá; rồi theo đó là mô hình trồng cây bạch đàn giống cho lợi nhuận hàng chục triệu đồng/vụ (vì áp dụng mô hình này chỉ cần vài chục mét vuông đất).

Lý giải vì sao so với các địa phương khác việc thực hiện nghị quyết ở huyện Phước Long luôn mang lại kết quả cao, ông Trần Hoàng Duyên, Bí thư Huyện ủy, cho rằng: “Trước khi triển khai nghị quyết xuống dân phải xem đâu là vấn đề bức xúc nhất của người dân để ưu tiên tập trung làm trước. Đồng thời phải mang lại lợi ích thiết thực cho người dân”. Theo sau các nghị quyết là chỉ thị, đề án hay các nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hóa nghị quyết nhưng phải ngắn gọn, dễ hiểu và tuyên truyền cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa.

Khi thực hiện nghị quyết chỉ lấy tinh thần chung của nghị quyết, chứ không áp đặt theo hình thức rập khuôn. Tùy theo điều kiện đặc thù của từng địa phương, tập quán sinh hoạt của người dân mà bổ sung, hoàn thiện các giải pháp. Như việc thực hiện nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, huyện cũng ban hành nhiều chỉ thị, đề án, quyết định riêng cho từng vùng sản xuất. Qua đó, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và khai thác có hiệu quả nguồn lực, tài nguyên…

Có thể nói, một trong những nguyên nhân cơ bản để Phước Long trở thành một trong 5 huyện của cả nước được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo về xây dựng NTM là do đã có nhiều cách làm sáng tạo và hội đủ các điều kiện cần thiết. Những thành tựu đó đều bắt nguồn từ việc thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị, đề án mà huyện Phước Long đã và đang tập trung thực hiện. Đó là những tiền đề quan trọng cho huyện Phước Long tiếp tục thực hiện thành công các tiêu chí về xây dựng NTM.

Song Hỷ

Theo 
sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,633
  • Tổng lượt truy cập90,282,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây